Asus Dual Radeon RX 580 OC 8GB: VGA tầm trung cho game thủ thực dụng

Asus ROG Strix Radeon RX 580 OC 8GB: thủ lĩnh mới phân khúc tầm trung Cận cảnh laptop chơi game siêu mỏng Asus ROG Zephyrus sắp mở bán Cận cảnh laptop chuyên game Asus ROG Strix GL753VE Galax GeForce GTX 1060 OC 3GB: Card đồ họa giá tốt, hiệu năng cao Galax GTX 1050 OC 2GB: card đồ họa nhỏ gọn chơi game Full HD

Asus ROG Strix Radeon RX 580 OC 8GB: thủ lĩnh mới phân khúc tầm trung Cận cảnh laptop chơi game siêu mỏng Asus ROG Zephyrus sắp mở bán Cận cảnh laptop chuyên game Asus ROG Strix GL753VE Galax GeForce GTX 1060 OC 3GB: Card đồ họa giá tốt, hiệu năng cao Galax GTX 1050 OC 2GB: card đồ họa nhỏ gọn chơi game Full HD

Asus Dual Radeon RX 580 OC 8GB (tên mã DUAL-RX580-O8G) là chiếc card đồ họa tầm trung mới nhất sử dụng bộ xử lý đồ họa Radeon RX 580 (thuộc thế hệ Polaris 10) của AMD, trước khi hãng này tung ra thế hệ Vega kế tiếp.

Do được ép xung sẵn trước khi xuất xưởng, xung nhịp của Dual Radeon RX 580 OC 8GB khi chơi game bình thường (Gaming Mode) đạt 1.360MHz tương tự bản ROG Strix Radeon RX 580 OC 8GB , nhưng ở chế độ tăng tốc (OC Mode) thì chỉ lên được thêm 20MHz nữa (1.380MHz) chứ không “lên đỉnh” 1.411MHz như đàn anh. Vì thế, nhìn chung thì card đồ họa này là lựa chọn phù hợp cho dạng game thủ “cắm sao xài vậy”.

Giống như ROG Strix Radeon RX 580 OC 8GB, Dual Radeon RX 580 OC 8GB được trang bị bộ nhớ 8GB GDDR5 VRAM (gồm 8 khối bộ nhớ 1GB) của Samsung. Card có kích thước 242x129x38 mm và trọng lượng đạt 700g, nhưng không có đèn RGB lập lòe và cũng không có tấm kim loại che ở phía sau như đàn anh. Bên cạnh đó, nhà sản xuất Asus chỉ sử dụng miếng che bằng kim loại khá nhỏ làm điểm tựa cho ngón tay tiếp xúc khi cầm card (trên ROG Strix Radeon RX 580 OC 8GB có hẳn 1 tấm backplate phía ngoài cùng bảo vệ bảng mạch PCB).

Thông số card đồ họa Asus Dual Radeon RX 580 OC 8GB.

Như tên gọi “Dual”, Dual Radeon RX580 OC 8GB có đặc điểm nhận dạng là trang bị cặp quạt tản nhiệt được thiết kế theo kiểu cánh đao (Wing-Blade). Cánh quạt đạt chuẩn IP5X chống bụi, giúp kéo dài tuổi thọ linh kiện và quan trọng nhất là giúp Dual Radeon RX580 OC 8GB chạy êm hơn gấp 3 lần so với quạt trên card mẫu của AMD. Ở bộ phận làm mát thụ động nằm bên trong, 2 ống dẫn nhiệt tiếp xúc trực tiếp với GPU giúp thoát nhiệt tốt hơn, nhưng không có tấm kim loại lót như ở ROG Strix Radeon RX 580 OC 8GB). Thêm và đó, công nghệ 0dB Technology chỉ tự động bật quạt khi nhiệt độ card tăng trên 55 độ C, giúp tiết kiệm điện tối đa, người chơi có thể yên tâm tập trung trải nghiệm game mà không bị phân tâm bởi độ ồn.

Trong quá trình thử nghiệm Dual Radeon RX580 OC 8GB ở chế độ chơi game bình thường, Test Lab nhận thấy card chạy rất êm, đặc biệt hoàn toàn yên tĩnh dù chơi 2 trò Dota 2 và Counter-Strike: Global Offensive.

Card cung cấp 2 giao tiếp HDMI 1.0b, 2 DisplayPort 1.4 dư dùng cho nhu cầu sử dụng thiết bị thực tế ảo VR và màn hình cùng lúc, đồng thời cũng có giao tiếp DVI-D cho những người dùng còn sử dụng màn hình đời cũ. Card hỗ trợ xuất hình ảnh ở độ phân giải tối đa đạt 7.680x4.320 pixel. Với card này, người dùng có thể xuất tín hiệu ra 4 màn hình nếu cần. Và để tận dụng sức mạnh của Dual Radeon RX580 OC 8GB, game thủ sẽ phải trang bị bộ nguồn PSU có công suất tối thiểu đạt 500W nhằm cấp đủ điện cho đầu nguồn 8-pin trên card.

Test Lab thiết lập hệ thống PC thử nghiệm Asus Dual Radeon RX 580 OC 8GB (Asus Dual PC) với CPU Intel Core i7-6700K, bo mạch chủ Asus Strix Z270E Gaming , RAM Kingston HyperX FURY DDR4 2.400MHz 16GB , SSD HyperX Savage 240GB , bộ nguồn Andyson N700 700W - 80 Plus Titanium và tản nhiệt CPU Cooler Master Hyper 612 Ver.2. Đây là cấu hình tương đối giống với cấu hình thử nghiệm ROG Strix Radeon RX 580 OC (Asus Strix PC), có khác biệt ở dung lượng RAM (từ 8GB lên 16GB).

Trong các phép thử, Test Lab thiết lập Asus Dual PC chạy độ phân giải Full HD (1.920x1.080p) để so sánh hiệu năng trực tiếp với Asus Strix PC. Cả 2 hệ thống đều chạy ở chế độ bình thường, không ép xung.

Đầu tiên là với 4 phép thử đặc trưng TimeSpy, Fire Strike Ultra, Fire Strike Extreme và Fire Strike trong phần mềm 3DMark . Kết quả thử nghiệm cho thấy không có nhiều chênh lệch giữa 2 hệ thống Asus Dual PC và Asus Strix PC. Cụ thể, ở phép thử TimeSpy chạy DirectX 12 thì Asus Dual PC chỉ kém khoảng 0,3% (chênh lệch chỉ 14 điểm). Ở các phép thử còn lại (DirectX 11) thì chênh lệch giữa 2 hệ thống có giãn ra một chút nhưng cũng chỉ từ 1,8-3,5% mà thôi.

Tuy nhiên, với sự bổ sung thêm 8GB RAM (như đã mô tả ở trên), Asus Dual PC không chỉ cho kết quả thử nghiệm 2 trò chơi Rise of the Tomb Raider và Dragon Age: Inquisition (ở thiết lập đồ họa cao nhất, tắt V-Sync) ngang ngửa với Asus Strix PC (nhỉnh hơn 1-2 khung hình mỗi giây), mà còn tăng cường số khung hình mỗi giây tối thiểu – cụ thể ở Dragon Age: Inquisition từ 38,8fps lên 52,5fps. Đặc điểm này cho thấy game thủ cũng cần lưu ý tăng dung lượng RAM cho nhu cầu trải nghiệm game thay vì chỉ so kè về card đồ họa.

Test Lab cũng tiến hành thêm 1 số phép thử khác với Asus Dual PC như AIDA64 GPGPU Benchmark, GeekBench Pro 4.1, PCMark 10 và VRMark nhằm mang đến góc nhìn toàn diện hơn, đồng thời làm cứ liệu để so sánh ở những lần sau.

PC World Vietnam chân thành cảm ơn các đơn vị đã hỗ trợ thiết bị để Test Lab thực hiện bài viết này: Tân Doanh, Asus Việt Nam, Intel Vietnam, Kingston.

Các sản phẩm CPU Intel, bộ nhớ, ổ SSD và bộ nguồn Andyson hiện có bán tại Tân Doanh - www.tandoanh.vn.

Bộ xử lý do Intel Vietnam tài trợ.

Bộ nhớ RAM và ổ SSD do Kingston tài trợ.

Bo mạch chủ, card đồ họa do Asus Việt Nam cung cấp.

Nguồn PC World: http://pcworld.com.vn/articles/preview/2017/07/1252294/asus-dual-radeon-rx-580-oc-8gb-vga-tam-trung-cho-game-thu-thuc-dung/