Áp lực sau vụ thử tên lửa thất bại, án phạt nào thích đáng nhất cho Triều Tiên?

Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 29/4 đã gây ra nhiều áp lực đối với thế giới và có thể dẫn đến nhiều động thái xung đột sau đó, các nhà quan sát cho hay.

Áp lực leo thang

Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho rằng, ngày 29/4, vụ thử tên lửa của Triều Tiên đã thất bại và ước tính, Triều Tiên đã tiến hành tới 4 vụ phóng tên lửa không thành công từ tháng Ba.

Án phạt nào thích đáng nhất cho Triều Tiên? Ảnh: Reuters

Ttàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ đã đi vào vùng biển sát bán đảo Triều Tiên vài giờ sau khi Triều Tiên phóng tên lửa thất bại, Yonhap dẫn lời giới chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Theo giới chức quốc phòng Hàn Quốc, biên đội tàu chiến Mỹ do USS Carl Vinson dẫn đầu ngày 29/4 đã đi vào vùng biển Nhật Bản sau khi đi qua eo biển Tsushima, giữa phía tây nam Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trước đó, Ngoại trưởng Tillerson trong cuộc họp Hội đồng bảo an LHQ vào 28/4 đã khẳng định, mọi biện pháp đối phó với Triều Tiên đã sẵn sàng nếu Bình Nhưỡng vẫn kiên quyết tham vọng hạt nhân và tên lửa.

“Thác thức của vụ tấn công tên lửa vào Seoul hay Tokyo là thực sự. Vấn đề giờ đây chỉ còn là thời gian trước khi Mỹ có thể nhắm vào lục địa Mỹ. Thất bại trong việc kiểm soát tình hình an ninh thế giới có thể dẫn đến hậu quả khôn lường”, ông Tillerson nhấn mạnh.

Tổng thống Donald Trump đã liên tục nhấn mạnh tính ảnh hưởng của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên.

Triều Tiên đang đi chệch hướng so với các yều cầu từ phía Trung Quốc, và thiếu tôn trọng Chủ tịch Tập Cận Bình. Vụ phóng tên lửa lần này mặc dù thất bại nhưng nó cũng thật tồi tệ”, ông Trump viết trên Twitter.

Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nói trước LHQ rằng, không chỉ riêng Trung Quốc có thể giải quyết được vấn đề Triều Tiên. Chìa khóa để đối phó với vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên không chỉ nằm riêng trong tay Trung Quốc.

Tân Hoa Xã dẫn tin, Trung Quốc và Mỹ cần chung tay đối phó với vấn đề này.

“Nếu có thể, chúng ta - cả Mỹ và Trung Quốc, nếu cần thiết, có thể là cả khu vực và toàn thế giới có thể chung tay đối phó với vấn đề này”, Tân Hoa Xa viết.

Trong cuộc phỏng vấn trên Reuters trước đo, ông Trump đã đánh giá cao Chủ tịch Tập Cận Bình trong nỗ lực đối phó với vấn đề Triều Tiên, tuy nhiên, ông Trump cũng cảnh bảo các mâu thuẫn “gia tăng” là có thể.

Triều Tiên liên tục phô diễn các chương trình vũ khí hạt nhân – tên lửa và tin rằng, sẽ nhanh chóng tiến tới các loại vũ khí tối tân có sức mạnh hủy diệt hàng loạt.

Động thái của Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên án vụ thử tên lửa ngay 29/4 của Triều Tiên và cho rằng, đây là hành động gây “rối loạn” trật tự thế giới.

“Tôi mong muốn Nga có thể tham gia trong cuộc chiến với vấn đề Triều Tiên. Nhật Bản vẫn đang quan sát xem các hành động Trung Quốc sau vụ việc này”, Thủ tướng Abe nhấn mạnh.

Các quan chức Mỹ cho rằng, Triều Tiên có thể đã tiến hành vụ thử tên lửa tầm trung KN-17 và đã thất bại sau vài phút.

Phía quân đội Hàn Quốc cho rằng, tên lửa đã phóng đi khoảng 71km trước khi thất bại. Hàn Quốc cũng phản đối mạnh mẽ hành động này của Triều Tiên và cho rằng đã vi phạm cam kết quốc tế và nghị quyết của LHQ.

Hành động của Triều Tiên đã gây nên nhiều động thái sau đó. Mỹ đã tiến hành diễn tập nhóm tàu sân bay ngay trong khu vực, các quan chức Mỹ nói thêm.

Tăng cường trừng phạt

Kim Dong-yub, chuyên gia Viện nghiên cứu Đại học Seoul cho biết, Triều Tiên có thể muốn gây áp lực ít nhiều với Trung Quốc sau các tuyên bố mạnh mẽ của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng.

Chính quyền Tổng thống Trump có thể đã có các phản ứng sau vụ việc này thông qua các biện pháp trừng phạt mạnh của Mỹ. Nếu có thể, Trung Quốc cũng sẽ có các biện pháp trừng phạt mạnh đối với Triều Tiên.

“Các hành động đã sẵn sàng và sẽ tăng cấp độ trừng phạt đối với Bình Nhưỡng trong thời gian tới”, một quan chức Mỹ cho hay.

Hội đồng bảo an LHQ đang bắt đầu có các thảo luận xung quanh vụ việc phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 29/4 và lên án mạnh mẽ hành động này, các nhà ngoại giao cho biết.

Tuy nhiên, các hành động lên án và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết từ năm 2006, từ vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên. Và cho đến nay, Triều Tiên vẫn “lờ đi” và liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân.

Ông Abe cho biết Nhật Bản sẽ duy trì phối hợp chặt chẽ với Mỹ, nhằm bảo đảm trạng trái báo động cao. Đồng thời Thủ tướng Nhật cũng đề cao vai trò của Trung Quốc và ông đang quan tâm đến phản ứng của Bắc Kinh.

"Trung Quốc, tôi hy vọng, sẽ đóng vai trò xây dựng. Tôi rất trông đợi Trung Quốc sẽ thể hiện đúng vai trò của mình", ông Abe nói.

(Theo reuters)

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/ap-luc-sau-vu-thu-ten-lua-that-bai-an-phat-nao-thich-dang-nhat-cho-trieu-tien-237172.html