Anh hùng trẻ tuổi bị cụt tay chân vẫn tiếp tục chiến đấu

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, nhiều chiến sĩ bị thương nhưng vẫn anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Câu 1. “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể là con đường nào khác” là câu nói của ai?

A. Kim Đồng
B. Lê Văn Tám

C. Lý Tự Trọng
D. Trần Phú

Đó là câu nói nổi tiếng của anh hùng Lý Tự Trọng (1914-1931).

Câu 2. Phan Đình Giót - người anh dũng lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch nào?

A. Việt Bắc Thu - Đông (1947)
B. Biên giới (1950)

C. Đông - Xuân (1953-1954)

D. Điện Biên Phủ (1954)

Anh hùng Phan Đình Giót đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình lấp lỗ châu mai vào chiều 13/3/1954, khi quân ta tấn công cứ điểm Him Lam.

Câu 3. Anh hùng Phan Đình Giót quê ở đâu?

A. Điện Biên
B. Cao Bằng

C. Nghệ An

D. Hà Tĩnh

Anh hùng Phan Đình Giót sinh năm 1922, quê ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Câu 4. Anh hùng Tô Vĩnh Diện đã anh dũng hy sinh sau khi?

A. Lấy thân mình chèn pháo
B. Lấy thân mình làm giá súng

C. Tự chặt cánh tay phá đồn địch

D. Bị thương vẫn anh dũng chiến đấu

Anh hùng Tô Vĩnh Diện đã lấy thân mình chèn pháo và anh dũng hy sinh.

Câu 5. Anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch nào?

A. Việt Bắc - Thu Đông (1947)
B. Biên giới (1950)

C. Điện Biên Phủ (1954)

D. Đông Xuân (1953-1954)

Anh hùng Tô Vĩnh Diện quê ở Thanh Hóa, hy sinh khi đang kéo pháo để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Câu 6. Anh hùng nào lấy thân mình làm giá súng?

A. Là Văn Cầu
B. Bế Văn Đàn

C. Cù Chính Lan

D. Trần Can

Anh hùng Bế Văn Đàn hy sinh trong trận đánh ở Mường Pồn thuộc chiến dịch Đông Xuân 1953-1954.

Câu 7. Anh hùng La Văn Cầu - người chặt cánh tay bị thương của mình để tiến lên đánh địch - là người dân tộc nào?

A. Tày
B. Nùng

C. Thái

D. H’Mông

Anh hùng La Văn Cầu là người dân tộc Tày. Trong chiến dịch Biên giới năm 1950, ông đã khẩn thiết yêu cầu được chặt cánh tay bị thương của mình để tiếp tục chiến đấu.

Câu 8. Anh hùng nào bị thương cụt cả 2 tay và một chân vẫn theo dõi và chỉ huy đồng đội đánh giặc?

A. Lê Chiến
B. Cù Chính Lan

C. Lê Đính

D. Lê Hài

Trong trận đánh đồn Cô Tô ngày 29/12/1951, anh hùng Cù Chính Lan bị thương rất nặng, cụt cả 2 tay và một chân. Anh vẫn theo dõi và chỉ huy đồng đội chiến đấu trước khi hy sinh.

Câu 9. Ngoài La Văn Cầu, dân tộc Tày còn có người con nào là anh hùng chống Pháp nổi tiếng ?

A. Bế Văn Đàn
B. Tô Vĩnh Diện

C. Cù Chính Lan

D. Nông Văn Dền

Đó là anh hùng lực lượng vũ trang Bế Văn Đàn.

Câu 10. Anh hùng trẻ tuổi Kim Đồng là người dân tộc nào?

A.   Thái
B.   Giao

C.   Nùng

D.  Tày

Anh Kim Đồng (1929-1943) hay Nông Văn Dền là người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/anh-hung-tre-tuoi-bi-cut-tay-chan-van-tiep-tuc-chien-dau-post744073.html