Ấn tượng kiến trúc các trường ĐH trên thế giới

Với những thiết kế kiến trúc ấn tượng, những trường đại học dưới đây đã biến môi trường học tập của sinh viên trở nên thú vị và phong phú hơn.

Tòa nhà chính của Đại học Lomonosov, Moscow, Nga

Tòa nhà chính tại Đại học Lomonosov Moscow State ở Nga được xây dựng xong từ năm 1953. Khi hoàn thành, đây là tòa nhà chọc trời cao thứ 7 trên thế giới với chiều cao 240m, rộng 2,5km2, tổng cộng 36 tầng, bao gồm một hội trường 1.500 chỗ ngồi, nhiều phòng hội thảo, thư viện và bảo tàng.

Kiến trúc sư: Lev Vladimirovitch Rudnev

Tòa nhà Học viện Swanston, Úc

Đại học RMIT của Melbourne, Úc đã đầu tư tổng cộng $600 triệu vào tòa nhà và trung tâm thiết kế này. Tòa nhà được gắn 5 sao theo đánh giá của Hội đồng Công trình Xanh Australia (GBCA).

Kiến trúc sư: Trung tâm Kiến trúc Lyons.

Đại học Katholieke Leuven, Bỉ

Đại học lâu đời này đã từng bị phá hủy cùng với 900.000 cuốn sách trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2và được xây dựng lại theo đúng nguyên bản gốc.

Kiến trúc sư: Warren và Wetmore

Đại học Biblioteca, Mexico

Đại học Biblioteca, Mexico bắt đầu mở cửa từ tháng 4/1956. Thiết kế bên ngoài tòa nhà được bao phủ bởi một bức tranh sơn lát gạch. Mỗi bức tường thể hiện một phần lịch sử của Mexico: Pre-hispanic (thời kỳ trước khi bị Tây Ban Nha xâm lược), thuộc địa, đương đại và hiện đại.

Trung tâm Graduate, Anh

Trung tâm thuộc Đại học Metropolitan tại London. Kiến trúc tòa nhà này đã đạt giải RIBA năm 2004 và giải “Tòa nhà của năm” năm 2005. Tòa nhà như một cửa ngõ vào Đại học London Metropolitan trên đường Holloway Road.

Kiến trúc sư: Daniel Libeskind.

Thư viện Philologische Bibliothek, đại học Freie, Đức

Thư viện này là một phần của tổ hợp Rost-und Silberlaube của Đại học Freie Universitat Berlin (Đức), có khả năng chứa 800.000 cuốn sách. Thư viện Philologische Bibliothek giống như một quả cầu thủy tinh lớn, mô phỏng hình dạng của một bộ não người. Đây là tòa nhà mới nhất trong khuôn viên trường, được mở cửa vào năm 2005.

Kiến trúc sư: Foster và các đồng nghiệp

Đại học Università Degli Studi Di Torino, Ý

Toàn bộ khuôn viên bao gồm hai tòa nhà và các Khoa Luật và Khoa học Chính trị của Đại học Degli Studi Di Torino ở Tây Bắc Ý. Khuôn viên được thiết kế để chứa 5.000 sinh viên.

Kiến trúc sư: Foster và các đồng nghiệp.

Thư viện Sử học Seely của Đại học Cambridge, Anh

Thư viện Sử học Seely của Đại học Cambridge có tới 100.000 đầu sách. Mỗi khoa của Đại học Cambridge có một thư viện riêng, bên cạnh một thư viện chung của cả trường. Thư viện Sử học Seely được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Anh James Frazier Stirling và được xây dựng xong từ năm 1967.

Trung tâm Truyền thông Sáng tạo Run Run Shaw, Hongkong

Tòa nhà này là nơi học tập của Trung tâm Truyền thông Sáng tạo thuộc Đại học thành phố Hongkong. Tòa nhà có nhiều thư viện, rạp chiếu phim và phòng học.

Kiến trúc sư: Daniel Libeskind.

Tòa tháp Mode Gakuen Cocoon, Nhật

Tháp Mode Gakuen Cocoon ở Tokyo cao 204m, được hoàn thành năm 2008, bao gồm 3 trường đại học khác nhau: Okyo Mode Gakuen, HAL Tokyo và Shuto Ikō.

Tòa nhà Bradfield, Đại học Cornell, Mỹ

Tòa nhà Bradfield Hall ở Đại học Cornell ở New York, Mỹ gần như không có cửa sổ. Các căn phòng từ tầng 1 đến tầng 10 được dùng làm phòng thí nghiệm nên hoàn toàn không có cửa sổ để tránh tác động của khí hậu, thời tiết.

Nhìn bên ngoài, nó giống như một pháo đài thời Trung cổ. Đây là tòa nhà cao nhất trong trường Đại học này và được xây dựng xong từ năm 1969. Nó bao gồm nhiều phòng phục vụ cho các bộ môn nghiên cứu về đất, giống cây trồng và di truyền.

Kiến trúc sư: Ulrich Franzen và các đối tác.

Hồng Nhung (Tổng hợp)

Theo

Nguồn Xây Dựng: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/an-tuong-kien-truc-cac-truong-dh-tren-the-gioi.html