Âm thầm mua dầu Nga, Ukraine hạ nhiệt huyết NATO

Quốc hội Ukraine xin Mỹ cấp quy chế đồng minh chủ chốt ngoài NATO, giảm tham vọng đánh bại Nga.

Ngày 22/3, Quốc hội Ukraine đã thông qua nghị quyết kêu gọi Quốc hội Mỹ củng cố quan hệ song phương với Ukraine, trao cho Kiev quy chế đồng minh chủ chốt bên ngoài Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Với 232 phiếu ủng hộ, Quốc hội Ukraine đã tìm được một hướng đi có triển vọng hơn là việc trở thành thành viên chính thức của khối liên minh quân sự này, vốn yêu cầu phải có sự tán thành của tất cả các quốc gia thành viên khối này.

Hành trình đến với NATO quá khó khăn với Ukraine.

Văn kiện này nhấn mạnh quy chế đồng minh chủ chốt sẽ được trao cho những quốc gia trong tình trạng hòa bình, cụ thể như Australia, New Zealand và Nhật Bản. Quy chế này cũng đồng thời được cấp cho những quốc gia đang "bị đe dọa tấn công quân sự" như Hàn Quốc, Afghanistan hay Israel.

Ukraine cho rằng việc NATO trao cho nước này quy chế đồng minh chủ chốt sẽ góp phần giúp sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng quân sự tại vùng miền Đông Donbass.

Ngoài ra, nghị quyết của Quốc hội Ukraine cũng đề nghị Mỹ xem xét ký kết hiệp ước phòng thủ với quốc gia này.

Ukraine đã lấy lý do cuộc khủng hoảng ở miền Đông nước này để đề nghị Mỹ trao cho nước này quy chế đồng minh chủ chốt. Trong khi trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko từng thừa nhận áp dụng việc phong tỏa Donbass, ngăn chặn tất cả các hoạt động của khu vực này tới Kiev.

Đây là một việc làm rất nguy hiểm!

Đức, một đại diện của châu Âu trong cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine theo định dạng Bộ tứ Normandy đã gọi quyết định của Tổng thống Poroshenko là một quyết định sai lầm, có thể dẫn tới sự sụp đổ của một nhà nước.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức Martin Schaefer đã thể hiện quan điểm của Berlin: "Sự chia rẽ ở Ukraine đang có xu hướng ngày càng gia tăng, thực tế đó đòi hỏi cần phải được quan tâm thực sự nghiêm túc. Song quyết định phong tỏa Donbass thì chỉ càng làm cho sự chia rẽ ngày tăng thêm mà thôi", theo tường thuật của báo Süddeutsche Zeitung (Đức).

Theo nhà ngoại giao Đức, thay vì chống lại hành động phong tỏa của các tổ chức mang tư tưởng bài ngoại thì chính quyền Ukraine lại quyết định cấm vận giao thương với Donbass. Điều đó chẳng khác nào cộng hưởng sự phong tỏa cho các đối thủ của Kiev. Hậu quả hành động của chính quyền Poroshenko là giúp cho đối thủ có được cả lợi thế lẫn ưu thế.

Chính phủ Ukraine phong tỏa miền Đông.

Rõ ràng việc cắt đứt giao thương khiến Kiev vô hình chung sự tồn tại của nhà nước ly khai ở Donbass và áp đặt lệnh trừng phạt lên quốc gia đó như đối với Nga. Đây hoàn toàn không phải là một biện pháp ngoại giao và không là biện pháp hòa bình để giành lại miền Đông Ukraine.

Kiev cùng với việc cắt đứt giao thương với Donbass dường như cũng đã đặt dấu chấm hết cho bất cứ một quyết định thương thảo nào có tính xây dựng mà còn tạo thành tâm lý trong nhân dân ở Ukraine, giữa những người dân ở miền Đông Ukraine và phía Tây thân châu Âu. Làn sóng chia rẽ sẽ lan khắp Ukraine và người lãnh hậu quả nặng nề nhất là Chính phủ nước này.

Nói vậy có nghĩa, sau quyết định phong tỏa Donbass, Ukraine đã đặt mình vào viễn cảnh sớm muộn cũng sẽ thua. Việc trao quy chế đồng minh NATO cho Ukraine khi này không đạt được mục đích ban đầu của nó và càng không có lý do để được duyệt.

Tương lai cho Ukraine có thể đạt được mục đích khi gửi Nghị quyết của Quốc hội nước này tới Quốc hội Mỹ sẽ còn rất xa.

Ukraine buộc phải quay về Nga lúc khánh kiệt và phong tỏa miền Đông

Việc phong tỏa miền Đông Ukraine đã khiến phần còn lại của quốc gia này thiếu thốn lượng nhiên liệu trầm trọng và khủng hoảng năng lượng ở mức cảnh báo đã gần 1 tháng nay.

Trong khi không thể nhập than đá để phát điện dùng trong sinh hoạt của người dân, Ukraine đã quay lại việc mua dầu khí của Nga.

Hiện Nga đã mở lại đường ống dầu khí sang Ukraine và châu Âu, tới Belarus.

Nhà tư vấn cho chủ tịch đường ống và Rhư ký báo chí Igor Dyomin trả lời Interfax, nguồn cung dầu diesel sang Ukraine được phục hồi.

“Transneft chưa bao giờ cung cấp các sản phẩm dầu mỏ cho Belarus qua đường ống. Nhiên liệu diesel qua đường ống Belarus sang Ukraine” - vị này khẳng định. “Rosneft đã xử lý tất cả các tài liệu cần thiết và việc bơm đã được phục hồi. Khoảng 140.000 tấn có thể được bơm trong tháng 3”.

Tuần trước, các nguồn tin trả lời Interfax rằng đường ống cung cấp của dầu diesel Nga sang Ukraine đã bị dừng một tháng do Cơ quan liên bang Kiểm soát Kỹ thuật và Xuất khẩu của Nga FSTEC không xử lý các tài liệu cần thiết. Trong khi đó cơ quan này phủ nhân thông tin và cho rằng việc nói ngừng cung cấp dầu là không phù hợp với thực tế.

FSTEC cho biết nguồn cung dầu diesel sang Ukraine đang được cấp phép sử dụng, dựa trên cơ sở phân tích rủi ro toàn diện liên quan tới khả năng họ sẽ sử dụng vì lợi ích của cấu trúc quân sự Ukraine.

Ukraine mua lại dầu diesel của Nga.

Cơ quan báo chí của Bộ Năng lượng Nga cho biết: “Nga không có các thỏa thuận liên chính phủ để cung cấp sản phẩm dầu mỏ cho Hungary và Ukraine. Các nguồn cung cấp diesel tại các khu vực này được thực hiện bởi các cơ sở kinh doanh, dựa trên tính khả thi kinh tế của họ. Do đó nói về Nga cắt cung cấp là không đúng”.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/am-tham-mua-dau-nga-ukraine-ha-nhiet-huyet-nato-3331660/