AI của Google đã tự tạo ra được cách thức mã hóa riêng

Các nhà nghiên cứu từ dự án deep learning Google Brain đã từng dạy cho AI cách tạo nên những bức ảnh "ảo diệu", và giờ họ đã tiến tới một thứ có vẻ tăm tối hơn: mã hóa do AI tạo ra, không liên quan đến con người.

Các nhà nghiên cứu từ dự án deep learning Google Brain đã từng dạy cho AI cách tạo nên những bức ảnh "ảo diệu", và giờ họ đã tiến tới một thứ có vẻ tăm tối hơn: mã hóa do AI tạo ra, không liên quan đến con người.

Mới đây, hai nhà nghiên cứu của Google là Martin Abadi và David G. Andersen đã cho phép 3 mạng nơron Alice, Bob và Eve chuyển ghi chú cho nhau bằng một phương thức mã hóa do chúng tự tạo ra.

Theo tờ New Scientist, Abadi và Andersen cho mỗi AI một tác vụ: Alice phải gửi 1 tin nhắn bí mật và chỉ Bob có thể đọc được, trong khi đó Eve sẽ cố tìm ra cách để tự giải mã tin nhắn đó. Thí nghiệm bắt đầu với một tin nhắn toàn chữ được Alice biến thành cái gì đấy không thể đọc được, còn Bob giải mã nó bằng một khóa mật mã. Ban đầu, các tin nhắn được giải mã rất dễ dàng, nhưng sau 15,000 lần thử thì Alice đã có kiểu mã hóa riêng và Bob theo đó cũng tìm ra cách giải nó. Tin nhắn chỉ dài 16 bit, mỗi bit là 1 hoặc 0, do đó việc Eve đoán được một nửa số bit trong tin nhắn cho thấy cỗ máy này chỉ đoán mò mà thôi.

Vì cách thức hoạt động của học máy (machine learning), thậm chí các nhà nghiên cứu cũng không biết phương thức mã hóa mà Alice nghĩ ra là gì, do đó nó sẽ không thực sự hữu dụng trong các ứng dụng thực tế. Sau cùng thì đây là một thử nghiệm thú vị, nhưng chúng ta vẫn chưa phải lo nghĩ về việc máy móc tự gửi cho nhau những tin nhắn mã hóa sau lưng chúng ta đâu. Với các công cụ deep learning mã nguồn mở như Cognitive Toolkit của Microsoft, sẽ rất thú vị nếu thí nghiệm này được diễn ra trên phạm vi lớn hơn.

Phương Nam

Nguồn VnReview: http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/1985288/ai-cua-google-da-tu-tao-ra-duoc-cach-thuc-ma-hoa-rieng