Y dược học cổ truyền: Vinh danh những giá trị truyền thống

Nền Đông y cổ truyền của Việt Nam đã có từ lâu đời. Từ hàng ngàn năm trước, khi mà y học hiện đại chưa phát triển, người dân Việt Nam chủ yếu phòng và chữa bệnh bằng các phương thuốc thuốc cổ truyền dân tộc. Việt Nam đã có những danh y nổi tiếng như danh y Tuệ Tĩnh ( thế kỷ 14), danh y Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ 18) và nhiều danh y nổi tiếng khác.

DS Lê Thị Bình trao đổi với PGS.TS Nguyễn Huy Oánh,

nguyên phó hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội

Những tác phẩm y học cổ truyền mà các bậc danh y Tuệ Tĩnh , Hải Thu để lại vẫn còn rất giá trị cho đến ngày nay. Cùng với lý luận y học cổ truyền phương Đông, nhiều phương thuốc cổ truyền càng trở nên giá trị hơn khi được soi rọi bởi những thành tựu của khoa học y học hiện đại. Nhiều bệnh chữa bằng phương thuốc cổ truyền rất có hiệu quả lại không gây ra các tác dụng phụ như khi dùng thuốc có nguồn gốc hóa chất của thuốc tân dược.

Vì thế, Đông y cổ truyền Việt Nam tồn tại bên cạnh và bổ sung rất hiệu quả cho ngành y học hiện đại. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải kết hợp Đông y với Tây y, kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc Đông y được quảng cáo, bán tràn lan. Thầy có lời khuyên gì cho người tiêu dùng để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng?

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc Đông y được quảng cáo rộng rãi. Có quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống, có quảng cáo kiểu truyền miệng. Dù là quảng cáo kiểu nào thì cũng đều có khuynh hướng nói quá tác dụng thực có của thuốc khiến cho bệnh nhân bị mất phương hướng khi dùng thuốc, dễ dẫn tới tiền mất, tật mang. Là người có nhiều năm tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở trường Đại học Dược Hà Nội tôi xin có ý kiến như sau:

Bệnh nhân tuyệt đối không nghe quảng cáo thuốc theo kiểu truyền miệng. Dù thuốc có được quảng cáo trên phương tiện chính thống thì khi mua và dùng thuốc bệnh nhân cần nghe hướng dẫn trực tiếp của thầy thuốc (bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ bán hàng)

Khi dùng thuốc Đông dược nên chú trọng dùng những phương thuốc cổ truyền đã qua thử thách của thời gian (gọi là bài thuốc gia truyền) nhưng đã qua sự kiểm tra và cho phép của các cơ quan y tế có thẩm quyền. Tuyệt đối không dung những thuốc "gia truyền” giả hiệu chưa được phép sản xuất. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm của Công ty Dược phẩm Tâm Bình – thương hiệu được kế thừa từ bài thuốc gia truyền phong Bà Giằng đã được Bộ Y tế chứng nhận, cấp phép lưu hành, đến nay đã được cháu ngoại là dược sỹ Lê Thị Bình (tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội) kế thừa và phát triển lên một tầm cao hơn, hợp với xu thế hiện đại.

Ở góc độ chuyên môn, thầy đánh giá như thế nào về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Tâm Bình?

Công ty Dược phẩm Tâm Bình là công ty dược phẩm mới ra đời. Tổng Giám đốc Lê Thị Bình là dược sĩ đại học được đào tạo chính quy chuyên ngành dược liệu tại trường Đại học Dược Hà Nội, hệ 5 năm, chị đã có một số năm làm việc trong các công ty Dược phẩm trong nước và nước ngoài. Do sinh ra trong một gia đình có phương thuốc cổ truyền nổi tiếng chữa thấp khớp, lại được đào tạo bài bản nên chị Bình đã kế thừa và phát triển truyền thống của gia đình để dựng nên Công ty Dược Phẩm Tâm Bình.

Lúc đầu chị dùng khoa học hiện đại để nâng cấp phương thuốc Phong Bà Giằng làm cho hiệu lực chữa bệnh của nó tăng lên. Sau đó, trên cơ sở bài thuốc này, chị đã bổ sung thành phần để có các sản phẩm Viên khớp Tâm Bình, viên Thấp Diệu nang Tâm Bình, viên Gout Tâm Bình…

Ngoài ra, công ty Dược phẩm Tâm Bình còn sản xuất nhiều mặt hàng Đông dược rất có hiệu quả khác. Tôi đặc biệt ấn tượng sản phẩm Viên khớp Tâm Bình, bởi chính tôi cũng đang là bệnh nhân phải sử dụng sản phẩm này. Cách đây hơn 6 tháng, tôi bị mắc bệnh đau vai gáy. Sau khi đã dung nhiều thuốc tân dược không đỡ, tôi chuyển sang dùng Viên khớp Tâm Bình. Điều ngạc nhiên là chỉ sau một tháng rưỡi, dùng hết 5 lọ, chứng đau vai gáy của tôi đã giảm được 80%!

Tôi cho rằng hướng mà DS Lê Thị Bình lựa chọn để phát triển ngành dược Việt Nam là hướng đi đúng đắn và mở ra triển vọng vô cùng sáng sủa cho ngành Dược vì chỉ có hướng đi này mới phát huy được thế mạnh và tiềm năng của ngành Dược Việt Nam.

Để gây dựng thành công các sản phẩm mang thương hiệu Tâm Bình, DS Lê Thị Bình ngoài sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, lao tâm khổ tứ đi sâu về nghề nghiệp, luôn coi trọng việc giữ chữ tín với khách hàng, quan tâm đến người bệnh thì ở chị còn có cái Tâm lớn của người làm thuốc, cái tâm biết chia sẻ với những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Gửi cho bạn bè

Bản in

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=52422&menu=1425&style=1