Xu hướng thị trường dầu mỏ năm 2013

(Chinhphu.vn) - Theo các nhà phân tích, trong năm 2013, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các nước đang phát triển khác sẽ là những nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Đây sẽ là dấu hiệu gây xáo trộn thị trường dầu thế giới.

Theo các nhà phân tích, trong năm 2013, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các nước đang phát triển khác sẽ là những nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.

Theo bản báo cáo mới nhất của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), lần đầu tiên trong lịch sử các nước giàu có nhất châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật sẽ tiêu thụ dưới ½ nhu cầu dầu của thế giới. Điều này một phần phản ánh sức tăng trưởng kinh tế chững lại của các nước giàu và sự thịnh vượng gia tăng từ các nước đang phát triển.

Đó cũng là một thách thức đặc biệt đối với Mỹ, nước có thói quen cho rằng có thể tự quyết định được số phận của nền kinh tế nước này so với các giàu nhưng có diện tích bé hơn.

Nhu cầu dầu lửa tại các nước giàu đã giảm từ 6 năm qua. Tại Bắc Mỹ và châu Âu, mức tiêu thụ đã giảm kể từ năm 2007 (trừ năm 2010 có mức tiêu thụ tăng nhẹ hậu suy thoái song không tác động đến xu hướng giảm trên). Nếu có những yếu tố khác nhau giải thích cho xu hướng trên thì một phần bởi sự cải thiện công nghệ từ các phương tiện tiêu thụ năng lượng.

Bên cạnh đó là xu hướng dân số (dân số già, ít gia đình có bà mẹ và trẻ em ở nhà…) và sức cuốn hút từ cuộc sống đô thị (làm giảm nhu cầu đi lại của công dân, trong đó lĩnh vực giao thông đóng vai trò quan trọng giảm tiêu thụ năng lượng). Mặt khác, việc giá khí đốt rẻ hơn cũng làm giảm một phần sử dụng dầu ngoài lĩnh vực giao thông, nhất là tại Mỹ.

Ngược lại, nhu cầu dầu sẽ bùng nổ ngoài các nước giàu thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). IEA dự báo nhu cầu sử dụng xăng ngoài OECD sẽ tăng 4,2% trong 6 tháng cuối năm 2012. Tại các nước nghèo nhưng ghi nhận mức tăng trưởng nhanh chóng, các phương tiện giao thông tăng nhanh là một phần dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng dầu. Khi một gia đình người Brazil giàu có, họ sẽ mua một chiếc xe Toyota Prius mới bất chấp phương tiện mà họ đang sử dụng ở trong tình trạng như thế nào. Điều này dẫn đến một gia đình chưa đủ điều kiện mua xe cũng có thể trang bị cho mình một chiếc xe cũ thích hợp.

Tại Trung Quốc, mỗi tháng có hơn 2 triệu người chuyển từ xe đạp hay xe máy sang xe ô tô nhỏ trong khi 2 hay 3% người giàu chuyển sang sử dụng các loại xe ô tô phương Tây sang trọng. Do đó, số km mà các phương tiện giao thông tại các nước đang phát triển trải qua tăng nhanh chóng. Trong khi đó, khi các nước trở nên giàu hơn, sẽ có ngày càng nhiều công dân đi kinh doanh hay du lịch. Trung Quốc tiêu thụ 357.000 thùng nhiên liệu máy bay/ngày trong năm 2010, năm 2012 con số này là khoảng 403.000 thùng/ngày.

Thực tế, ranh giới khác biệt về mức tiêu thụ dầu giữa các nước giàu và đang phát triển đang ngày càng chênh lệnh. Thực tế mới cho thấy người Mỹ đã không còn hoàn toàn hội nhập. Thói quen sống trong một thế giới nơi các nước giàu làm chủ cuộc chơi và nền kinh tế Mỹ luôn lớn hơn các nền kinh tế Đức hay Nhật đã dần tan biến. Nền kinh tế Mỹ hiện đang cùng “chung một con tàu” với các nền kinh tế khác. Trong tương lai gần, xu hướng giá nguyên liệu thế giới, nhất là giá xăng dầu, sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động, thay đổi chính trị tại châu Á hơn là tại Mỹ.

Các nước giàu khác cũng đang dần trở nên có vai trò bão hòa, có xu hướng phản ứng chủ động, không thông qua các chính sách công bảo đảm quyền tiếp cận giá xăng dầu rẻ mà cố gắng bảo vệ nền kinh tế của mình trước tác động của kinh tế thế giới. Trước tiên, các nước sẽ áp dụng mức giá xăng tăng. Một mặt, điều này ảnh hưởng đến người tiêu thụ, song mặt khác lại khuyến khích các hộ tiêu dùng tổ chức tốt hơn, không dẫn đến tiêu thụ nhiên liệu quá phóng túng.

Đối với một số nước, chính sách áp dụng một số tuyến giao thông đi bộ hay sử dụng các phương tiện công cộng cho công việc sẽ trở nên phổ biến. Bên cạnh đó là khuyến khích sử dụng các loại xe hơi nhẹ hơn và ít tiêu hao nhiên liệu. Sáng kiến như trên nếu áp dụng tại Mỹ vào lúc này về mặt chính trị là không thể. Trong khi đó, cơn khát dầu lửa tại các nước đang phát triển không ngừng tăng cao. Các nước nghèo có thể đang giàu lên để thay đổi hay học theo các công nghệ sản xuất đang tồn tại ở các nước giàu. Song các nước phát triển cũng như việc phát hiện những nguồn dự trữ tài nguyên dầu của thế giới chỉ có thể tăng với tốc độ chậm hơn tiến trình đổi mới.

IEA đánh giá trong năm năm 2013 nhu cầu dầu sẽ tăng nhanh nhất tại châu Phi, nơi nền kinh tế đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng ổn định. Mỹ sẽ không thể làm được gì để có thể đạt được mức tăng trưởng năng động so với những nước đang đảo ngược xu hướng từ phát triển chậm lên phát triển nhanh./.

Nguyễn Thơ

Nguồn Chính Phủ: http://baodientu.chinhphu.vn/home/xu-huong-thi-truong-dau-mo-nam-2013/20128/145020.vgp