Xây dựng chính quyền địa phương cơ sở của dân, do dân, vì dân trong điều kiện mới

Chính quyền địa phương cơ sở theo cách hiểu phổ biến của khoa học hành chính là chính quyền cấp thấp nhất. Ở Việt Nam hiện nay, chính quyền địa phương cấp thấp nhất được gọi là "cấp xã''. Theo quy định tại Điều 118, Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 và Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003, đối với cấp xã bao gồm: xã, phường và thị trấn.

Chính quyền địa phương cơ sở là chính quyền được tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của nhân dân, nhân dân là đối tượng cơ bản để chính quyền phục vụ . Dưới góc độ vai trò của nhà nước; nhân dân chính là chủ thể của quyền lực nhà nước. Theo đó, chính quyền địa phương cơ sở phải là chính quyền do nhân dân tổ chức ra, của nhân dân và hoạt động vì nhân dân. Các bản Hiên pháp của Việt Nam, từ 1946, 1959, 1980 đến 1992 đều khẳng định Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều 2, Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân... Những biểu hiện căn bản của chính quyền địa phương cơ sở là: về tổ chức do nhân dân tổ chức ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân; về hoạt động do cán bộ, công chức tiến hành phải xuất phát trên nền tảng lợi ích của nhân dân và vì nhân dân để phục vụ. Đối chiếu những tiêu chuẩn trên, gắn với thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã hiện nay có thể thấy nổi lên một số vấn đề cơ bản. Chính quyền cấp xã về cơ bản đã thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt chức năng quan lý nhà nước, đang có những cải cách căn bản về tổ chức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, đặc biệt là Nghị quyết số 17-TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày l tháng 8 năm 2007 về ''Dẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước''. Các địa phương đang triển khai thực hiện các đề án như: Thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân huyện, quận và phường tại 10 tỉnh, thành phố bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 năm 2009; vấn đề nhất thể hóa vai trò bí thư với chủ tịch Ủy ban nhân dân xã... Những cải cách về tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nói chung và chính quyền địa phương cơ sở nói riêng đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, vấn đề này đang trong quá trình tổ chức thí điểm, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Mặt khác, về cơ bản chính quyền địa phương cơ sở hiện nay vẫn đang được tổ chức theo mô hình của nền hành chính công truyền thống, biểu hiện tính thứ bậc, mệnh lệnh hành chính chặt chẽ song trùng giữa cơ quan có thẩm quyền chung (ủy ban nhân dân) với cơ quan có thẩm quyền riêng (chuyên môn) đã tạo ra tính thụ động, trông chờ và ỷ lại của cấp cơ sở đối với cấp trên. Về hoạt dộng của chính quyền cấp xã bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định về các lĩnh vực quản lý được giao. Điều này được phản ánh thông qua những giải pháp mà Chính phủ tiến hành trong thời gian qua như: cải cách thủ tục hành chính theo hướng xây dựng mô hình hành chính ''một cửa, một dấu''; công khai các thủ tục hành chính xây dựng bộ thủ tục hành chính); mạnh dạn phân cấp chức năng, nhiệm vụ cho cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, xây dựng,…Song, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ở một số chính quyền cấp xã có mặt chưa tương xứng với mức độ phân cấp thậm chí có một số cán bộ, công chức tha hóa về đạo đức lối sống đẫn đến những quyết định hành chính hoác hành vi gây ảnh hướng xấu đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương. Thực trạng trên, xuất phát từ những nguyên nhân sau: thể chế pháp luật vẫn còn hạn chế trong cách xác định giữa thẩm quyền và trách nhiệm của cán bộ, công chức về thực thi công vụ. Hiện tại, các văn bản quy phạm pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền cho cơ quan công quyền, cán bộ, công chức mà chưa quy định cụ thể, rõ ràng về ''trách nhiệm'' của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Do đó, hành vi của cán bộ, công chức chưa được xác định về tính chịu trách nhiệm; chịu trách nhiệm về cái gì và chịu trách nhiệm với ai? Cách quy định của pháp luật như vây, vô hình chung đã tạo ra sự đa đảng trong ''sắc thái quan hệ'' của cán bộ, công chức với nhân dân. việc phân công, phân cấp có mặt, có lĩnh vực chưa rõ ràng, còn mang dấu ấn của một nền hành chính công truyền thống. Hiện nay, ấn đã phân cấp chức năng, nhiệm vụ đã có những đổi mới. Tuy nhiên, cơ chế phân cấp vẫn chưa được đổi mới mạnh mẽ còn mang tính ''nhỏ giọt'', chủ yếu là phân cấp nhiệm vụ mà chưa phân cấp nguồn lực. Với cơ chế mang tính mệnh lệnh thứ bậc chặt chẽ và song trùng ''trực thuộc'' đã làm cho cấp cơ sở trở nên thụ động, trông chờ, ỷ lại, thiếu sáng tạo trong xem xét, giải quyết các vấn đề ở cơ sở. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra căn bệnh quan liêu, hành chính xa dân, biến chính quyền - nơi đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân trở thành cơ quan công quyền, mang tính chuyên môn thuần túy, giải quyết vấn đề một cách máy móc và thụ động. mô hình công vụ nặng về đã ảnh hưởng đến ý thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc với nhân dân. Tình trạng cố gắng bằng cách này hay cách khác để được vào biên chế nhằm hưởng lương ''suốt đời''; giỏi hay không giỏi vẫn là cán bộ hoặc công chức được ''hưởng lương như nhau theo vạch, bậc''; tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức theo hình thức ''sống lâu lên lão làng''... vẫn tồn tại ở một số địa phương. Điều này đã ảnh hưởng đến ý thức và trách nhiệm, làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, công chức tạo ra tâm lý trong hoạt động công vụ. những tác động từ tâm lý ngại va chạm của một số người dân khi có nhu cầu giải quyết công việc của mình với cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế, trong mối quan hệ với cán bộ, công chức một số người dân thường quan niệm mình ở ''thế yếu'' còn cán bộ, công chức là người có "quyền'' giải quyết công việc nên hay xuất hiện tâm lý "rụt rè'' Mặt khác, không ít người dân khi muốn đạt được mục đích của mình thường có biểu hiện ''chấp nhận", ''ngại va chạm'' mà bỏ qua những tiêu cực do cán bộ, công chức gây ra. Để chính quyền địa phương cơ sở theo đúng nghĩa , cần xây dựng một hệ thống các giải pháp đồng bộ, trước mắt cũng như lâu dài. Song, trước mắt cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau: . Hiện tại, phân cấp giữa chính quyền cấp huyện cho cấp xã vẫn còn có mặt, lĩnh vực chưa rành mạch về "quyền" và "trách nhiệm" nên xảy ra tình trạng thụ động, trông chờ, ỷ lại và xa dân. Để khắc phục nhược điểm này, việc phối hợp giữa nguyên tắc "phân quyền" và "tản quyền" là một giải pháp quan trọng. Cần tiến hành giải quyết các công việc của địa phương và xây dựng các cơ quan quản lý chuyên môn ở cấp xã do cấp huyện quản lý nhằm thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước ở cơ sở. Nếu tổ chức bộ máy chính quyền cấp cơ sở hiện hành được tổ chức theo mô hình "mẫu" do luật quy định và áp dụng chung cho tất cả các chính quyền xã, phường và thị trấn sẽ không phát huy được đầy đủ những giá trị văn hóa truyền thống và đặc điểm riêng của mỗi cấp chính quyền cơ sở. Vì vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cơ sở phải: Sửa đổi các quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân theo hướng hoàn thiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động; xá định rõ cơ cấu tổ chức "cứng";…nhằm tạo ra các khung pháp lý chung nhất về chính quyền địa phương nói chung và chính quyền cơ sở nói riêng. Phát huy giá trị của hương ước, quy ước trong việc điều chỉnh cơ cấu "mềm" thì hương ước chính là văn bản thể hiện ý chí của cả cộng đồng dân cư trong việc thiết lập nên một số bộ phận, số lượng các bộ phận nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đòi hỏi ở địa phương. Mặt khác, hương ước cũng đồng thời là cơ sở để xác định cơ chế giám sát của nhân dân, xác định trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức trong việc giải quyết công việc ở địa phương;…Hiện nay, vấn đề khôi phục lại những giá trị của hương ước, quy ước đã được áp dụng và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhất định ở một số địa phương cơ sở nhưng mới chỉ dừng lại ở các hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố mà chưa được coi là văn bản chung của cộng đồng dân cư trong một đơn vị hành chính lãnh thổ ở cấp xã. Do vậy, việc phát huy giá trị hương ước, quy ước chung cần đảm bảo tính thống nhất biện chứng trong mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong việc điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Những vấn đề mang tính năng động, cụ thể, chi tiết ở địa phương, pháp luật nên nhường chỗ cho hương ước điều chỉnh, ngược lại những vấn đề mang tính nguyên tắc, tính chung thì do pháp luật quy định. Hiện tại, việc áp dụng các tiêu chí trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ dừng lại trong xác định các tiêu chuẩn về chức danh, vị rí hoặc ở một số hoạt động đơn lẻ mà chưa xây dựng thành một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn thống nhất. Để xây dựng và áp dụng thống nhất, cần dựa trên cơ sở nền tảng tiêu chuẩn về nghĩa vụ, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức theo quy định tại Điều 8, 9 và l0 - Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Trên cơ sở đó, Chính phủ xây dựng và ban hành nghị định chi tiết hóa cụ thể về các điều kiện, tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cán bộ, công chức xã phường; mức độ, thái độ phục vụ nhân dân; tiêu chuẩn xác định trách nhiệm thực thi công vụ được giao;. đồng thời, xây dựng quy chế để tiếp nhận và giải quyết ý kiến phản hồi của người dân khi đến giải quyết công việc tại công sở. Cần tập trung nâng cao nhận thức một cách toàn diện cho người dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục ý nghĩa, vai trò, vị trí của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thông qua sinh hoạt thôn, tổ dân phố để mọi người dân hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ với cán bộ, công chức cấp xã.

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=420882&co_id=30080