VĐHN: Văn hóa trong giao thông – Không chỉ là khẩu hiệu

(VOH) - Tháng an toàn giao thông đã đi được hơn nửa chặng đường, giao thông cả nước chẳng những không cải thiện là bao mà còn diễn biến phức tạp. Tại TPHCM đã xảy ra 45 vụ tai nạn giao thông làm 39 người chết và 19 người bị thương- tăng so với cùng kỳ năm 2008, thậm chí ở các tuyến đường mẫu cấp TP như đường Lê Duẩn, Q.1 cũng xảy ra tai nạn giao thông chết người.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn tại TP vẫn không có gì mới, người điều khiển phương tiện giao thông phóng nhanh vượt ẩu, không làm chủ được tốc độ...Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng đáng quan tâm, đó là tai nạn khi đi qua các lô cốt sau những trận mưa lớn do người điều khiển xe vô tình trượt chân hay lạc tay lái; mặt đường tái lập lồi lõm; thiếu biển báo giao thông. Và thực tế đã xảy ra nhiều vụ, khiến người dân bức xúc. Bên cạnh đó việc buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm mặt được bị thu hẹp cũng góp phần gây tai nạn. Tuy vậy, vấn đề cốt lỏi của tai nạn giao thông tăng là do người lái xe không chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ. Số liệu thống kê đã nói lên tất cả. Năm 2008, cả nước xảy ra gần 12 ngàn vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 10 ngàn người, riêng ở TPHCM có đến 953 người chết, chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 30-35. Tỉ lệ thương vong như trên là quá lớn ở một thành phố văn minh, hiện đại nhất nước. Với chủ đề "văn hóa giao thông" trong tháng an toàn giao thông năm nay, trên đường phố xuất hiện rất nhiều áp phích, khẩu hiệu kêu gọi người dân tích cực hưởng ứng, nhưng tiếc thay, sự chuyển biến về trật tự an toàn giao thông là rất hạn chế. Người đi đường vẫn thường xuyên bắt gặp cảnh người điều khiển phương tiện tranh thủ vượt đèn khi vắng bóng cảnh sát giao thông; dừng đỗ không đúng quy định, chạy ngược chiều, lấn tuyến...Đó là trên những tuyến đường lớn, còn trong các con hẻm rộng- nơi mật độ xe lưu thông tăng đột biến khi có xảy ra kẹt xe, thì phức tạp hơn. Từ trước đến nay, nói đến đua xe thì mọi người đều nghĩ chỉ xảy ra trên những đoạn đường bóng, thưa người qua lại, vắng cảnh sát giao thông, nay thì nạn đua xe đã biến tướng len lỏi vào trong những con hẻm rộng thông trong khu dân cư, ở những quận trung tâm thành phố vào cuối tuần. Không chỉ tổ chức đua xe, "những nam thanh nữ tú" còn tụ tập thành từng nhóm, kéo nhau rú ga, nẹt pô giữa đêm thanh vắng, quấy rối trật tự an ninh. Nạn đua xe trái phép trong hẻm đang trở thành "mốt", vì nơi đây thường ít bị cảnh sát giao thông truy bắt, xử phạt. Qua đó, thử hỏi có văn hóa trong giao thông không? Nước ta đã đưa giáo dục về an toàn giao thông vào trong học đường. Đây là cách làm tốt, để những mầm non tương lai của đất nước nhận thức được hậu quả của việc vi phạm luật giao thông. Không chỉ nhà trường, ở gia đình, các bậc làm cha mẹ cũng phải làm gương, giáo dục con cái mình tuân thủ nghiêm luật giao thông. Đó là cách ứng xử của người có văn hóa. Để kéo giảm tai nạn giao thông ở nước ta nói chung và TPHCM nói riêng, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến người dân qua các phương tiện truyền thông, đặt áp phích hay phát tờ rơi; còn phải bổ sung vào luật vi phạm giao thông có thể bị xử phạt thật nặng, tịch thu phương tiện thì mới có đủ sức răn đe. Có thể nói, việc xây dựng văn hóa trong giao thông không phải chỉ tiến hành rầm rộ trong mấy ngày để rồi sau đó lơ là đầu voi đuôi chuột, mà phải xem đây là công tác lâu dài và liên tục. Có như vậy thì việc chấp hành luật lệ giao thông trở thành một thói quen bình thường của mọi người dân. Điều đó, không chỉ giúp cải thiện bộ mặt của thành phố, và trên hết là để hạn chế đến mức thấp nhất những tai nạn và nhất là những cái chết oan ức, thương tâm do người điều khiển phương tiện giao thông bất chấp luật lệ gây nên. Thảo Ngọc (VOH) - Tháng an toàn giao thông đã đi được hơn nửa chặng đường, giao thông cả nước chẳng những không cải thiện là bao mà còn diễn biến phức tạp. Tại TPHCM đã xảy ra 45 vụ tai nạn giao thông làm 39 người chết và 19 người bị thương- tăng so với cùng kỳ năm 2008, thậm chí ở các tuyến đường mẫu cấp TP như đường Lê Duẩn, Q.1 cũng xảy ra tai nạn giao thông chết người. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn tại TP vẫn không có gì mới, người điều khiển phương tiện giao thông phóng nhanh vượt ẩu, không làm chủ được tốc độ...Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng đáng quan tâm, đó là tai nạn khi đi qua các lô cốt sau những trận mưa lớn do người điều khiển xe vô tình trượt chân hay lạc tay lái; mặt đường tái lập lồi lõm; thiếu biển báo giao thông. Và thực tế đã xảy ra nhiều vụ, khiến người dân bức xúc. Bên cạnh đó việc buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm mặt được bị thu hẹp cũng góp phần gây tai nạn. Tuy vậy, vấn đề cốt lỏi của tai nạn giao thông tăng là do người lái xe không chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ. Số liệu thống kê đã nói lên tất cả. Năm 2008, cả nước xảy ra gần 12 ngàn vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 10 ngàn người, riêng ở TPHCM có đến 953 người chết, chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 30-35. Tỉ lệ thương vong như trên là quá lớn ở một thành phố văn minh, hiện đại nhất nước. Với chủ đề "văn hóa giao thông" trong tháng an toàn giao thông năm nay, trên đường phố xuất hiện rất nhiều áp phích, khẩu hiệu kêu gọi người dân tích cực hưởng ứng, nhưng tiếc thay, sự chuyển biến về trật tự an toàn giao thông là rất hạn chế. Người đi đường vẫn thường xuyên bắt gặp cảnh người điều khiển phương tiện tranh thủ vượt đèn khi vắng bóng cảnh sát giao thông; dừng đỗ không đúng quy định, chạy ngược chiều, lấn tuyến...Đó là trên những tuyến đường lớn, còn trong các con hẻm rộng- nơi mật độ xe lưu thông tăng đột biến khi có xảy ra kẹt xe, thì phức tạp hơn. Từ trước đến nay, nói đến đua xe thì mọi người đều nghĩ chỉ xảy ra trên những đoạn đường bóng, thưa người qua lại, vắng cảnh sát giao thông, nay thì nạn đua xe đã biến tướng len lỏi vào trong những con hẻm rộng thông trong khu dân cư, ở những quận trung tâm thành phố vào cuối tuần. Không chỉ tổ chức đua xe, "những nam thanh nữ tú" còn tụ tập thành từng nhóm, kéo nhau rú ga, nẹt pô giữa đêm thanh vắng, quấy rối trật tự an ninh. Nạn đua xe trái phép trong hẻm đang trở thành "mốt", vì nơi đây thường ít bị cảnh sát giao thông truy bắt, xử phạt. Qua đó, thử hỏi có văn hóa trong giao thông không? Nước ta đã đưa giáo dục về an toàn giao thông vào trong học đường. Đây là cách làm tốt, để những mầm non tương lai của đất nước nhận thức được hậu quả của việc vi phạm luật giao thông. Không chỉ nhà trường, ở gia đình, các bậc làm cha mẹ cũng phải làm gương, giáo dục con cái mình tuân thủ nghiêm luật giao thông. Đó là cách ứng xử của người có văn hóa. Để kéo giảm tai nạn giao thông ở nước ta nói chung và TPHCM nói riêng, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến người dân qua các phương tiện truyền thông, đặt áp phích hay phát tờ rơi; còn phải bổ sung vào luật vi phạm giao thông có thể bị xử phạt thật nặng, tịch thu phương tiện thì mới có đủ sức răn đe. Có thể nói, việc xây dựng văn hóa trong giao thông không phải chỉ tiến hành rầm rộ trong mấy ngày để rồi sau đó lơ là đầu voi đuôi chuột, mà phải xem đây là công tác lâu dài và liên tục. Có như vậy thì việc chấp hành luật lệ giao thông trở thành một thói quen bình thường của mọi người dân. Điều đó, không chỉ giúp cải thiện bộ mặt của thành phố, và trên hết là để hạn chế đến mức thấp nhất những tai nạn và nhất là những cái chết oan ức, thương tâm do người điều khiển phương tiện giao thông bất chấp luật lệ gây nên. Thảo Ngọc

Nguồn VOH: http://voh.com.vn/index.aspx?catid=24&id=22315