Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm TP.HCM: Học sinh được học nhiều từ cuộc sống xung quanh

(VH)- “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là cuộc vận động được ngành giáo dục cả nước thi đua thực hiện trong năm học vừa qua.

Những hoạt động của trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q1) có thể xem là một điển hình tích cực. Đó là hình thức dạy học giúp học sinh làm bạn với thiên nhiên, dạy buổi học thứ hai với hình thức câu lạc bộ, là các buổi giao lưu văn hóa, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, chăm sóc di tích lịch sử địa phương... nhằm giúp học sinh làm quen nhiều với cuộc sống xung quanh ngoài việc chỉ học “chay” trong ghế nhà trường. Việc tổ chức những chuyến đi thực tế đã giúp học sinh tận mắt chứng kiến và tìm kiếm những điều mới lạ từ thiên nhiên, như nghe tiếng chim hót, cuộc sống muôn thú, quan sát tán cây, kẽ lá... trong Thảo Cầm Viên; xem những ruộng muối và khu rừng ngập mặn Cần Giờ, chứng kiến và thử sức với công việc làm ruộng để cảm nhận nỗi vất vả của những người nông dân lao động... Khi học bài lịch sử “Quyết ra đi tìm đường cứu nước”, học sinh được đến bến Nhà Rồng để thu thập thông tin rút ra bài học, các em còn được lên tàu, xuôi dọc sông Sài Gòn để quan sát và miêu tả dòng sông cho bài tập làm văn tả cảnh sông nước. Khi học về lịch sử địa phương, các em được đi thăm đền Bến Dược, địa đạo Củ Chi... Thế mạnh của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đây là trường tiểu học duy nhất trong cả nước có 2 phòng thực hành với 106 máy tính, 100% học sinh của trường được học trên máy cũng như tìm kiếm thông tin từ hướng dẫn của giáo viên. Hằng tuần, học sinh trường đến thăm và chăm sóc Đền Hùng tại Thảo Cầm Viên, thắp nhang tại các bia tưởng niệm vào những ngày kỷ niệm trong năm, tham gia các hoạt động giao lưu, hội trại để tăng cường mối đoàn kết trong học sinh với các trường bạn. Thùy Trang Những hoạt động của trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q1) có thể xem là một điển hình tích cực. Đó là hình thức dạy học giúp học sinh làm bạn với thiên nhiên, dạy buổi học thứ hai với hình thức câu lạc bộ, là các buổi giao lưu văn hóa, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, chăm sóc di tích lịch sử địa phương... nhằm giúp học sinh làm quen nhiều với cuộc sống xung quanh ngoài việc chỉ học “chay” trong ghế nhà trường. Việc tổ chức những chuyến đi thực tế đã giúp học sinh tận mắt chứng kiến và tìm kiếm những điều mới lạ từ thiên nhiên, như nghe tiếng chim hót, cuộc sống muôn thú, quan sát tán cây, kẽ lá... trong Thảo Cầm Viên; xem những ruộng muối và khu rừng ngập mặn Cần Giờ, chứng kiến và thử sức với công việc làm ruộng để cảm nhận nỗi vất vả của những người nông dân lao động... Khi học bài lịch sử “Quyết ra đi tìm đường cứu nước”, học sinh được đến bến Nhà Rồng để thu thập thông tin rút ra bài học, các em còn được lên tàu, xuôi dọc sông Sài Gòn để quan sát và miêu tả dòng sông cho bài tập làm văn tả cảnh sông nước. Khi học về lịch sử địa phương, các em được đi thăm đền Bến Dược, địa đạo Củ Chi... Thế mạnh của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đây là trường tiểu học duy nhất trong cả nước có 2 phòng thực hành với 106 máy tính, 100% học sinh của trường được học trên máy cũng như tìm kiếm thông tin từ hướng dẫn của giáo viên. Hằng tuần, học sinh trường đến thăm và chăm sóc Đền Hùng tại Thảo Cầm Viên, thắp nhang tại các bia tưởng niệm vào những ngày kỷ niệm trong năm, tham gia các hoạt động giao lưu, hội trại để tăng cường mối đoàn kết trong học sinh với các trường bạn.

Nguồn Báo Văn hóa: http://www.baovanhoa.vn/giaoduc/19438.vho