Trung Quốc chế tạo robot tắc kè hoa có thể thay đổi màu sắc

Mẫu robot tắc kè hoa in 3D này được bao phủ một lớp plasmon, có khả năng tạo ra những màu sắc khác nhau nhờ khai thác sự tương tác giữa các cấu trúc nano và điện trường. Giáo sư Guoping Wang đến từ Đại học Wuhan (Trung Quốc) và các đồng nghiệp của ông đã tạo ra nó, chứng minh công nghệ ngụy trang của họ một ngày nào đó có thể ứng dụng vào xe quân sự hoặc áo giáp, giúp binh lính có thể ẩn nấp dễ dàng.

Mẫu robot tắc kè hoa in 3D này được bao phủ một lớp plasmon , có khả năng tạo ra những màu sắc khác nhau nhờ khai thác sự tương tác giữa các cấu trúc nano và điện trường. Giáo sư Guoping Wang đến từ Đại học Wuhan (Trung Quốc) và các đồng nghiệp của ông đã tạo ra nó, chứng minh công nghệ ngụy trang của họ một ngày nào đó có thể ứng dụng vào xe quân sự hoặc áo giáp, giúp binh lính có thể ẩn nấp dễ dàng.

Nhóm nghiên cứu đã tạo ra lớp phủ nói trên bằng cách lấy một tấm kính được đục nhiều nhiều lỗ, mỗi lỗ có đường chéo dài 50 nanomet, và cho vàng vào trong. Cách làm này tạo thành những ‘mái vòm’ vàng bên trong mỗi lỗ. Sau đó, họ đặt các tấm kính vào trong một vỏ bọc mang đầy gel điện phân có chứa các ion bạc. Khi ánh sáng chiếu vào cấu trúc nano vàng, nó tạo ra những gợn sóng electron, gọi là plasmon, giúp xác định tính phản xạ và hấp thụ của nó - trong trường hợp này, khiến cho tấm kính xuất hiện màu đỏ. Thông qua điện trường, một số ion bạc được đưa vào các ‘mái vòm’ vàng, điều chỉnh các đặc tính của chúng và sản xuất ra các màu sắc khác nhau.

Để có thể ‘bắt chước’ một con tắc kè hoa thật sự với khả năng đổi màu kì diệu của nó, các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng bộ cảm biến ánh sáng, giúp robot nhận ra màu nền và áp dụng lên toàn thân. Tại thời điểm này, cảm biến được giới hạn chỉ nhận diện các màu cơ bản như đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Một hệ thống cao cấp hơn được nhóm phát triển cho là có thể đáp ứng gần như tất cả các màu. “Điều này sẽ hợp nhất hoàn toàn tắc kè hoa cơ khí vào môi trường xung quanh”, Wang cho biết. Nếu các cảm biến tiên tiến có thể được thu nhỏ lại, các nguyên tắc tương tự cũng có thể được sử dụng để phát triển hệ thống ngụy trang cho quân đội.

Tham khảo: ACS Nano

Nguồn Tinh Tế: http://tinhte.vn/threads/trung-quoc-che-tao-robot-tac-ke-hoa-co-the-thay-doi-mau-sac.2549697/