“Trùm” Khơ-me đỏ -Những tội ác không thể dung tha

Tháng 4-1975, khi người dân Cam-pu-chia còn chưa kịp ăn mừng việc chính quyền Lôn Nôn (Lon Nol) (thân Mỹ) bị lật đổ thì tất cả bàng hoàng nhận được lệnh từ chính quyền Pôn Pốt (Pol Pot): Sơ tán toàn bộ khỏi Phnôm Pênh và các thành phố, thị xã chính của đất nước. Đàn ông, đàn bà, già trẻ, sư sãi, nhà giáo, nhà buôn, sinh viên… bị lùa đi như những bầy nô lệ. Chính quyền mới sát hại bất cứ ai bị nghi ngờ từng có liên quan đến các Chính phủ nước ngoài. Xã hội Cam-pu-chia chỉ sau một đêm bị biến thành một trại tập trung khổng lồ…

Ca-ing Gu-ét E-át tại phiên tòa xử tội ác của ông ta. Điểm mặt những kẻ giết người hàng loạt Ca-ing Gu-ét E-át (Kaing Guek Eav) là nhân vật đầu tiên trong số 5 quan chức cao cấp của Khơ-me đỏ bị tòa án xét xử. Tháng 2-2008, Ca-ing Gu-ét E-át đã được dẫn tới (Cho-ung Ét (Choeung Ek), một trong những “cánh đồng chết” ở Cam-pu-chia để diễn lại hành động tra tấn và giết người của ông ta. Sau đó, Ca-ing Gu-ét-át cũng diễn lại những hành vi tra tấn và giết người tại nhà tù Tuôn Xleng (Tuol Sleng), hiện là Viện Bảo tàng diệt chủng. Vì những tội ác tàn bạo nên Ca-ing Gu-ét E-át được dư luận gọi là “trùm đao phủ”, “Giám đốc lò sát sinh” mang biệt danh Đớt (Duch)... Nuôn Chia (Nuon Chea), người được biết tới dưới cái tên Long Bun-ruốt (Long Bunruot) hay Lau Ben Con (Lau Ben Kon) sinh ra (7-7-1926) trong một gia đình người Cam-pu-chia ở làng Vo-át Co (Voat Kor), tỉnh Bát-tam-bang (Battambang). Mặc dù học tại trường Đại học Tham-ma-sát (Thammasat) ở Băng Cốc (Bangkok), Thái Lan, nhưng Nuôn Chia lại là nhà tư tưởng chính của chế độ Khơ-me đỏ. Vì là người đứng sau Pôn Pốt nên Nuôn Chia được mọi người gọi là “anh hai”. Hơn 19 năm sau khi chế độ Khơ-me đỏ sụp đổ, ngày 29-12-1998, Nuôn Chia đã đầu hàng Chính phủ Cam-pu-chia và sống khá tự do nhiều năm tại tư dinh ở Pai-lin (Pailin). Ngày 19-9-2007, Nuôn Chia bị bắt với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và chống lại loài người. Khiêu Xam-phan (Khieu Samphan), 78 tuổi, nguyên Chủ tịch nước, nhân vật thứ 5 trong Ban lãnh đạo Khơ-me đỏ, đứng sau Pôn Pốt, Nuôn Chia, Yêng Xa-ri (Ieng Sary) và Tà Mốc (Ta Mok) từng du học tại Pháp. Từng làm Bộ trưởng trong Chính phủ của Quốc vương Xi-ha-núc (Sihanouk), nhưng Khiêu Xam-phan vẫn theo Pôn Pốt. 19 năm sau khi chế độ Khơ-me đỏ sụp đổ, Khiêu Xam-phan mới đầu hàng Chính phủ (1979-1998) và về sống tại tư dinh ở Pai-lin, phía Tây Bắc Cam-pu-chia. Iêng Xa-ri nguyên là Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng dưới thời Khơ-me đỏ nắm quyền và từng bị Tòa án Nhân dân Cam-pu-chia kết án tử hình vắng mặt năm 1979, nhưng sau đó ông ta vẫn được tự do sau khi đầu hàng Chính phủ năm 1996. Ngày 12-11-2007, Iêng Xa-ri bị bắt với lời cáo buộc phạm tội ác chiến tranh. Iêng Thi-rít (Ieng Thirith), nguyên Bộ trưởng Các vấn đề xã hội, vợ của Iêng Xa-ri được mệnh danh là người đàn bà quyền lực nhất Khơ-me đỏ cũng bị cáo buộc phạm tội ác chống lại nhân loại. Biệt danh “Kẻ đồ tể” có được sau khi Tà Mốc (tên thật là Chít Cho-en (Chhit Choen) nổi lên là một trong những tên sát nhân tàn bạo nhất của Khơ-me đỏ. Tà Mốc quả xứng danh là “cánh tay phải” của Pôn Pốt bởi hắn cũng đã chết (cách đây gần 3 năm) sau khi kẻ đứng đầu chế độ diệt chủng mang theo mọi bí mật xuống mồ vào ngày 15-4-1998 mà không phải đứng trước vành móng ngựa. Dư luận cho rằng, Tà Mốc là kẻ đã phản bội lại Pôn Pốt (tên thật là Xa-lót Xa (Saloth Sar) và là nghi can chính trong cái chết của tên này cách đây gần 11 năm. Không những là tên đứng đầu hàng loạt cuộc thảm sát và thanh trừng dã man, tàn bạo đối với người dân, Tà Mốc còn là kẻ chủ mưu nhiều cuộc thanh trừng trong nội bộ Khơ-me đỏ. Hơn 20 năm sau khi chế độ Khơ-me đỏ sụp đổ, ngày 6-3-1999, Tà Mốc mới bị quân đội Cam-pu-chia bắt tại khu vực gần biên giới Thái Lan. Mặc dù đã bị đưa ra xét xử nhiều lần kể từ sau khi bị bắt, nhưng vì sức khỏe yếu nên Tà Mốc đã chết vào ngày 21-7-2000. Công lý sẽ được thực thi Leng Sary. 31-3-2011 là ngày Đớt, tức Ca-ing Gu-ét E-át, phải xuất hiện tại phiên phúc thẩm ở Thủ đô Phnôm Pênh sau khi phiên sơ thẩm kết thúc hồi tháng 7-2010 với bản án 35 năm tù giam (sau đó giảm xuống 19 năm) cho cựu Giám đốc S-21 vì tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Ngày 29-3-2011, các công tố viên đã yêu cầu tòa nâng bản án 19 năm dành cho Đớt trước đây lên chung thân, hoặc tối thiểu là 45 năm. Mặc dù phải tới tháng 6-2011, Tòa án xét xử tội ác Khơ-me đỏ (ECCC) do Liên hợp quốc bảo trợ mới đưa ra lời phán quyết cuối cùng đối với Ca-ing Gu-ét E-át, nhưng dư luận trong và ngoài Cam-pu-chia đã có những phản ứng khác nhau xung quanh chủ đề này. Các công tố viên cho rằng, những tội ác mà Đớt phạm phải không thể kết thúc bằng phiên tòa với một tội bao trùm là chống lại loài người bởi cựu Giám đốc S-21 cần phải hầu tòa với nhiều tội ác khác như tra tấn, đối xử với người dân như nô lệ... Trước đó, các công tố viên từng yêu cầu ECCC kết án Đớt tù chung thân. Trước, trong và sau những phiên khai đình, kể cả hôm xử phúc thẩm 30-3, Đớt tiếp tục cầu xin tòa, người thân và những linh hồn các nạn nhân tha thứ. Thậm chí, Đớt đã xin được sự chấp nhận của từ 12.000 đến 15.000 gia đình nạn nhân tại nhà tù Tuôn Xleng đối với lời xin lỗi của ông ta với hy vọng giảm thiểu vai trò của cựu Giám đốc S-21 trong cái chết của những người này. Sau Ca-ing Gu-ét E-át, 4 thủ lĩnh khác của Khơ-me đỏ cũng sẽ bị truy tố là Nuôn Chia, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Iêng Xa-ri, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Iêng; Thi-rít; nguyên Bộ trưởng Các vấn đề xã hội, đồng thời là vợ Iêng Xa-ri và Khiêu Xam-phan, nguyên Chủ tịch nước. Cách đây gần 2 tháng (17-2), Tòa án xét xử tội ác Khơ-me đỏ (ECCC) đã từ chối đề nghị trả tự do cho 3 thủ lĩnh Khơ-me đỏ đang bị giam giữ để chuẩn bị xét xử trong thời gian tới, đó là Nuôn Chia, nhân vật số 2 trong Khơ-me đỏ, cựu Chủ tịch nước Khiêu Xam-phan và cựu Bộ trưởng Các vấn đề xã hội Iêng Thi-rít. ECCC cho biết, họ phải làm như vậy vì không muốn những người này đào tẩu bởi họ đang phải đối mặt với những cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, diệt chủng cùng nhiều tội danh khác. Mặc dù nắm quyền chưa đầy 4 năm (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979), nhưng Khơ-me đỏ đã thực hiện một chế độ không trường học, bệnh viện, nhà máy, ngân hàng, tiền tệ, tôn giáo, tài sản tư và đã gây nên cái chết của khoảng 2 triệu người. Theo tài liệu của ECCC, từ 1,7 đến 2,2 triệu người đã thiệt mạng do bị giết, bỏ đói hoặc do lao động khổ sai dưới chế độ Khơ-me đỏ. Nhiều sử gia đã phải thốt lên rằng, Khơ-me đỏ đã thực thi một trong những chế độ quái gở nhất, đồng thời tiến hành những hành động ghê tởm nhất trong lịch sử hiện đại. Ngày 31-1-2011, thời khắc đầu tiên 3 thủ lĩnh Khơ-me đỏ cùng xuất hiện trước tòa và các luật sư đã yêu cầu tòa trả tự do cho những người này bởi họ đã luống tuổi, nhưng không được chấp thuận. Công tố viên quốc tế An-đu Cai-lei (Andrew Cayley) ủng hộ quan điểm này, bởi nếu đáp ứng yêu cầu của những người này sẽ đi ngược lại với tinh thần pháp lý quốc tế. Hoàng Phương (Theo báo chí nước ngoài)

Nguồn Biên Phòng: http://www.bienphong.com.vn/nd5/detail/quoc-te/trum-khome-do-nhung-toi-ac-khong-the-dung-tha/42421.045.html