Trẻ em đang phơi nhiễm với dối trá, vô cảm

(Phunutoday) - <strong>Trong một xã hội quá nhiều dối trá, vô cảm, độc ác, nhiều trẻ em Việt Nam dường như đã bị phơi nhiễm với chúng.</strong>

Thời gian gần đây,báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đăng tải những câu chuyện về sự vô cảm, dối trá, bệnh thành tích... nhiều nhà tâm lý đang tỏ ra lo lắng trẻ em Việt Nam dường như đã bị phơi nhiễm với những hiện tượng đau lòng đó.

Nhiều phụ huynh an tâm rằng, khi gửi con em họ đến trường, chúng sẽ được đào tạo tất cả các kiến thức, kỹ năng cần thiết để trưởng thành. Tuy nhiên, tại một số trường trẻ em còn được chứng kiến và trở nên quen thuộc với căn bệnh thành tích, với nhiều kết quả học tập không thực chất ở trường.

Trong lớp học, có các trường hợp thầy giáo cứ giảng bài đại khái cho hết giờ, còn để sức về dạy thêm, còn trò thì ngủ gật, nói chuyện riêng, nhắn tin…

Một học sinh lớp 2 đã từng kể: Cô giáo bắt con phải để cho bạn coi bài. Khi kiểm tra, cô cho mở sách ra chép thoải mái nhưng nếu thấy ai đi ngang qua, phải gập sách lại, ngồi ngay ngắn mà làm bài! Hay thực hiện các chính sách 1 kèm 1: "Trong lớp, giáo viên chủ nhiệm thường hay xếp một học sinh giỏi ngồi cạnh một học sinh yếu để tụi nó "học hỏi" lẫn nhau để cùng… "tiến bộ".

Để đạt được thành tích đã đề ra, có những giáo viên sẵn sàng cho trẻ lên lớp dù biết kiến thức của chúng chưa đạt, hay gửi gắm học sinh để tỷ lệ đậu tốt nghiệp của trường mình cao hơn.

Đến khi ra ngoài xã hội trẻ em cũng hàng ngày phải chạm măt với đầy rẫy sự vô cảm.

Vô cảm thậm chí đã trở thành căn bệnh khi người ta quên đi trách nhiệm cứu người, giúp người bị nạn. Chúng ta ai cũng từng chứng kiến cảnh những đám đông trên đường phố khi có vụ tai nạn hoặc va chạm. Người lao vào cứu giúp thì ít, kẻ hiếu kỳ xúm vào xem rồi lặng lẽ bỏ đi thì nhiều! Có kẻ vô cảm đến mức độ dã man, vô lương tâm là lợi dụng cơ hội cướp đoạt tài sản của người bị nạn. Tệ hại hơn nữa, là có kẻ còn lạnh lùng dùng điện thoại di động quay cảnh một người bị xe cán cụt chân, nát thây rồi tung cảnh quay ấy lên mạng.

Gần đây nhất, chỉ trong vòng 1 tuần cuối tháng 12/2012, báo chí ghi nhận hai vụ việc bố giết con chỉ vì nghi đó không phải con ruột của mình. Hai vụ việc xảy ra ngay tại Hà Nội mà nạn nhân là những cậu bé chỉ mới 9 - 10 tháng tuổi.

Dường như chính vì phải chứng kiến quá nhiều hiện tượng thực dụng, dối trá, vô cảm ấy mà những cảm xúc của giới trẻ cũng đang chai sạn dần? Trên các mạng xã hội không khó để tìm thấy những hình ảnh, status lạnh lùng đến mức tàn nhẫn cả các bạn trẻ.

Những câu status chửi người thân khiến ai đọc cũng cảm thấy rùng mình.

Dòng tâm sự lạnh lùng đến nhẫn tâm của 1 bạn nữ Jaemie Lyl khi bà qua đời.

Hay những phát ngôn khiến mọi người không khỏi phẫn nộ của bạn nam có nick Kẹo mút chơi bời.

Trong một xã hội mà xung quanh quá nhiều dối trá, rất hiếm trung thực, nếu đặt thiếu niên trước những thử thách trung thực quá sức các em thì cũng chẳng khác nào đưa trẻ ra phơi nhiễm giữa một vùng đang dịch bệnh, làm sao tránh khỏi bị nhiễm bệnh. (Tổng hợp)

Nguồn ĐS&PL: http://phunutoday.vn/anh-nong/201212/Tre-em-dang-phoi-nhiem-voi-doi-tra-vo-cam-2209189/