Tình tiết kỳ lạ trong vụ án ‘kẻ cắp bóng đêm'

Sự thật về ‘kẻ cắp bóng đêm' hay sự biến mất của cô gái tóc vàng. Một câu chuyện về tội ác ở Tokyo đã làm rõ các sự thật rối rắm đằng sau những lời sáo rỗng của giới truyền thông.

Sự thật về ‘kẻ cắp bóng đêm' hay sự biến mất của cô gái tóc vàng. Một câu chuyện về tội ác ở Tokyo đã làm rõ các sự thật rối rắm đằng sau những lời sáo rỗng của giới truyền thông.

Lucie (bên trái) và chị gái Sophia

Lucie mất tích, cha cô sẵn sàng lên báo kể hàng tá câu chuyện về con gái mình. Nhưng ông lại là người có thể nhận tiền của thủ phạm để không vạch trần tội ác xảy ra đối với con gái mình.

Trong khi đó, mẹ của Lucie là Jane lại kiệt sức vì đau buồn như mọi bà mẹ mất con khác. Ít ai biết rằng cha mẹ của Lucie đã ly hôn từ lâu, một cuộc hôn nhân không ‘êm thấm’. Thậm chí, Tim và Jane còn tránh ở cùng một phòng trong suốt cơn khủng hoảng. Phải chăng Jane là một người tin vào mọi kịch bản siêu nhiên rẻ tiền, hận thù điên cuồng hay Tim chỉ là một gã vô lại như lời Jane chửi rủa? Chỉ khi nào mọi người nghĩ về câu hỏi này, một tình tiết mới lại xuất hiện.

Cảnh sát lần theo dấu vết của các cuộc điện thoại gọi đến cho Lucie để biết được ai là người cuối cùng gặp cô gái xấu số. Một trong những điều bi kịch nhất trong vụ án này không phải ở chỗ họ không tìm ra thủ phạm.

Trên thực tế, họ đã tìm ra hắn, ngay khi họ nói chuyện với hắn ở trước cửa căn hộ tên này sau ngày Lucie biến mất. Hung thủ thật sự đã phàn nàn về việc bị quấy rầy khi cảnh sát đang truy tìm manh mối. Một số ít chiêu đãi viên đủ dũng cảm trước đó đã nói với cảnh sát về việc họ bị bỏ thuốc mê và bị Obara cưỡng bức. Nhưng cảnh sát đã bỏ ngoài tai tình tiết quan trọng này.

Về thủ phạm thật sự của vụ án, tác giả Parry cho rằng đó vẫn là một ẩn số đối với ông, bởi ông chưa bao giờ phỏng vấn được người này. Obara xấu hổ tới mức ám ảnh khi xuất hiện trước ống kính, nên hắn luôn tìm cách né tránh một cách khéo léo mỗi khi chụp hình ngay cả lúc bị bắt. Trong một cuốn sách tự xuất bản, Obara đã nói về việc hắn đã bị làm cho phát điên, đến mức quẫn trí.

Obara là người gốc Hàn, sinh ở Nhật, với tên thật là Zainichi. Obara đã đổi tên của mình hai lần. Hắn thừa kế tài sản kếch xù từ cha mình trong các lĩnh vực dịch vụ bài bạc, đầu tư trong bất động sản.

Sát thủ Obara (ảnh trái) và nạn nhân Lucie (ảnh phải)

Ngoan cố và kiên quyết tin tưởng, Obara hoàn toàn không hề giống như hầu hết những bị đơn khác tại Nhật. (Parry giải thích rằng hệ thống pháp luật ở đây hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng điều tra của cảnh sát để khiến cho kẻ tình nghi phải xấu hổ, bối rối). Họ chỉ đơn giản là không biết phải làm gì với Obara. Người Nhật đổ thừa cho sự ương ngạnh của Obara là do người này vô thần.

Khi nhiều người trông chờ vào công lý cho Lucie và luận tội cho hung thủ, họ có thể nghĩ ít nhất thì gia đình của nạn nhân cũng sẽ có được sự khuây khỏa phần nào. Nhưng sự thật thì chính cha của Lucie là Tim “đã nhận một nửa triệu bảng Anh từ Obara, và ký vào một tài liệu nghi ngờ chứng cứ chống lại hắn [Obara]”.

Những người trong gia đình Blackman và cả hung thủ Obara đều là những người mang phong cách phương Tây. Họ rơi vào một hệ thống pháp lý chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những tình huống như trong vụ án của Lucie.

“Sự không tương thích trong lực lượng cảnh sát chính là một trong những điều cấm kỵ bí hiểm của xã hội Nhật” – Parry viết, “một chủ đề mà giới truyền thông và chính trị gia gắng sức tránh phải đối mặt, hoặc thậm chí không muốn biết đến”. Cảnh sát cũng có thể có nhiều sai sót. Nhưng theo Parry, vấn đề thực sự nằm ở chỗ cảnh sát rất giỏi trong việc phá các vụ án ‘tội phạm người Nhật thông thường’, nhưng khi phải đối mặt với các tình huống bất ngờ, họ lại tỏ ra “xơ cứng, không có trí tưởng tượng, với các giới hạn định kiến và thủ tục”.

Khi cảnh sát bắt giữ Jojo Obara, chứng cứ ở ngay trước mặt họ. Obara đã đánh thuốc mê các phụ nữ, rồi sau đó ghi lại cảnh hắn cưỡng bức họ trong lúc những người này mê man bất tỉnh. Hắn lưu lại các hành động này của mình trong một khúc gỗ và gọi đó là “trò chinh phạt”, bao gồm cả các loại thuốc mà hắn sử dụng với các công dụng cụ thể. Tại phiên tòa, hắn cự nự rằng chuyện về khúc gỗ chỉ là hoang đường.

Còn trong hệ thống tòa án ở Nhật, Parry giải thích rằng tỉ lệ thành công của các công tố rất cao (hơn 99%), nhưng họ có một truyền thống rất mạnh mẽ và kỳ vọng vào sự hối cải. Còn trong vụ này, Obara không hề tự thú.

Obara thì hành xử y hệt như những tên tội phạm của Anh và Mỹ - lập tức đòi quyền biện hộ, tự bào chữa cho mình trước công tố viên, trình bày rõ ràng, có hệ thống các lập luận phản bác lại trách nhiệm liên quan tới cái chết của Lucie. Nhìn các thể chế của Nhật phản ứng lại với Obara và các nỗ lực của nhà Blackman nhằm tác động lên quá trình điều tra mới thấy nhiều điểm rất thú vị.

Khi mà một vụ án đóng vai trò là một cánh cửa mở ra để tìm hiểu xem xã hội đang quan tâm tới điều gì – như việc nó sẽ không chỉ khiến người ta hiểu về cái gì sai, cái gì đúng, mà còn về sự đồng cảm, lý lẽ, điều gì là quan trọng và có thể chấp nhận được – thì phiên tòa xét xử Obara thật sự là một cú va chạm văn hóa điển hình.

Lê Thu (Theo Salon/Guardian)

Sự thật kinh hoàng trong vụ án ‘kẻ cắp bóng đêm' Sự thật về ‘kẻ cắp bóng đêm' hay sự biến mất của cô gái tóc vàng. Một câu chuyện về tội ác ở Tokyo đã làm rõ các sự thật rối rắm đằng sau những lời sáo rỗng của giới truyền thông.

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/76258/tinh-tiet-ky-la-trong-vu-an--ke-cap-bong-dem-.html