Tình hình Biển Đông: Su-30k, tàu chiến xịn, hạm đội trắng

(Phunutoday) - Nga quyết bán 18 Su-30K cho Việt Nam, Philippines đầu tư tàu chiến 'xịn', Trung Quốc cáo buộc Mỹ "chống lại Trung Quốc", Mỹ cân nhắc việc bổ sung máy bay ném bom tàu ngầm tấn công khu vực Thái Bình Dương...

Tờ Belvpo của Nga tiết lộ, số phận của 18 máy bay Su-30K đã được Nga định đoạt. Các máy bay này sẽ được nâng cấp lên chuẩn Su-30KN hiện đại hơn và sau đó chuyển giao cho Không quân Việt Nam. Trong cả 3 hợp đồng mua máy bay của Việt Nam trong những năm gần đây đều đặt hàng máy bay tăng cường khả năng tác chiến trên biển.

Theo đánh giá, biến thể Su-30K/MK mà Nga bán được thiết kế tăng cường đánh đất và không chiến. Sự xuất hiện của Su-30KN cùng với Su-30MK2 trong Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ tạo nên một cặp bài trùng "lợi hại".

Trước việc Trung Quốc đưa 23 nghìn tàu cá xuống Biển Đông để tận lực khai thác tại khu vực này, giới quan sát tin rằng lực lượng tàu tuần tra có trang bị vũ khí đang núp bóng dân sự của Trung Quốc sẽ tháp tùng hàng chục ngàn tàu cá trên để phục vụ âm mưu xâm phạm rầm rộ trên biển Đông.

Theo đó, Trung Quốc hiện phát triển 5 nhóm tàu tuần tra “dân sự” để hình thành nên “hạm đội trắng” bên cạnh những hạm đội của hải quân nước này. Đó là: hải giám, ngư chính, hải cảnh, hải tuần, hải quan. Thiếu tướng La Viện, Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc, tuyên bố Bắc Kinh có thể sớm thành lập Bộ Đại dương phụ trách kiểm soát hoạt động tại các vùng biển tại những khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, ông Nguyễn Việt Thắng nhận định: Đây là hành vi không phải đơn thuần đi đánh cá. Bởi nếu đi đánh cá thì phải có nhiều loại tàu khác nhau, ngư cụ khác nhau và ngư trường khác nhau chứ không ai dồn về một ngư trường như thế cả”. Ông Thắng cũng khằng định, "Chúng ta sẽ đánh bắt bình thường trên ngư trường mà cha ông đã xác lập chủ quyền".

Ngày 3/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc thành lập “thành phố Tam Sa” và đơn vị đồn trú là “trái với những nỗ lực ngoại giao chung nhằm giải quyết bất động có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng tại khu vực

.

Ngay sau đó, ngày 4/8, hãng tin Tân Hoa Xã và giới truyền thông nhà nước Trung Quốc dường như ngay lập tức lu loa lên rằng vấn đề tranh chấp biển Đông là "công việc nội bộ". Những phát biểu của quyền phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell là nhằm "chống lại Trung Quốc", là vô căn cứ và vô trách nhiệm.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Mỹ đã "hoàn toàn bỏ qua sự thật, cố ý lẫn lộn đúng sai và gửi đi một tín hiệu sai lầm" về Trung Quốc. "Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ không giúp ích cho việc bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Đông cũng như trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Xinhua dẫn lời ông Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói.

Cùng với đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines - Voltaire Gazmin cho biết, chính phủ nước này cũng đầu tư tiền mua 2 tàu chiến thực sự từ Italia để nâng cao sức mạnh của hải quân trên biển Đông. Bộ trưởng Gazmin nói: "Đây là những tàu chiến thực sự với trang bị tên lửa đất đối không và khả năng săn tàu ngầm. Nó có thể phục vụ cho một trận đánh thực sự và chúng tôi sẽ được bàn giao 2 tàu chiến này trong tháng 11 năm sau".

Hành động khiêu khích của Trung Quốc đã khiến nhiều học giả Trung Quốc và nước ngoài lên tiếng phản đối. Nhận định về "Đường lưỡi bò" trên Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Iraq K S Kalha cho rằng, "Hiện vẫn còn chưa quá muộn để Trung Quốc nhận ra “sự điên rồ của họ”, rút khỏi các đảo không có người ở và tìm kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)".

Chuyên gia Stephanie Kleine - Ahlbrandt thuộc Tổ chức khủng hoảng quốc tế (ICG) chỉ rõ, việc Trung Quốc mở rộng hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông là bước thứ ba trong chiến lược độc bá Biển Đông.

Nguồn ĐS&PL: http://phunutoday.vn/anh-nong/201208/Tinh-hinh-Bien-dong-Su-30k-tau-chien-xin-ham-doi-trang-2176378/