Tìm hiểu về ống kính của máy ảnh số

(Điện tử tiêu dùng) - Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ống kính sử dụng cho máy ảnh số. Qua bài viết này, hi vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, hiểu rõ hơn và "thuộc mặt" các loại ống kính máy ảnh.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã được thấy sự hợp tác của những ông lớn trong ngành công nghiệp sản xuất máy ảnh như Panasonic, Sony, Samsung,… với những hãng sản xuất ống kính tên tuổi như Leica, Carl Zeiss, Schneider,… sản sinh ra những dòng máy ảnh có chất lượng hình ảnh ngày càng tốt hơn. Có thể chia các loại ống kính trên thị trường thành 5 loại, như sau: 1. Ống kính một tiêu cự cố định Máy ảnh sử dụng ống kính một tiêu cự hiện nay khá hiếm và chỉ có thể tìm thấy ở một số ít mẫu máy ảnh. Ví dụ như mẫu máy ảnh GR của Ricoh. Ưu điểm: Cho phép thiết kế máy ảnh nhỏ gọn hơn, chức năng đơn giản, dễ sử dụng, không tốn quá nhiều chi phí. Ống kính trên thân máy thường là ống góc rộng, rất phù hợp để chụp phong cảnh hoặc nhóm người. Nhược điểm: Không có khả năng zoom quang. Chất lượng quang học thường không tốt. 2. Ống kính có thể thu vào: Những ống kính zoom loại này sẽ chỉ đưa ống kính ra khỏi thân máy ảnh khi được sử dụng và thu ống kính vào bên trong thân máy ảnh khi người dùng không sử dụng nữa. Ưu điểm: Có khả năng zoom quang học tương đối xa, Ống kính được bảo vệ bởi nắp đậy trực tiếp trên than máy hoặc nắp gắn ngoài. Nhược điểm: Có thể làm thiết kế của máy ảnh kỳ quái khi ống kính được zoom đến mức tối đa. Thời gian khởi động máy bị kéo dài hơn do phải chờ ống kính của máy được đưa ra khỏi thân máy. 3. Ống kính chìm trong thân máy: Những ống kính loại này được đặt chìm trong thân máy và không bị thò thụt ra ngoài khi sử dụng. Thường được sử dụng đối với các dòng máy ảnh thời trang như dòng T của Sony. Ưu điểm: Cho phép máy ảnh được thiết kế thời trang và siêu mỏng. Ống kính luôn được bảo vệ bởi nắp đậy trên thân máy Nhược điểm: Khả năng zoom quang bị giới hạn thường thì chỉ từ 3x-5x. 4. Ống kính cố định trên thân máy Những ống kính zoom này được gắn cố định trên thân máy ảnh, không bị thò thụt khi máy ảnh tắt hoặc bật. Những ống kính loại này thường được sử dụng trên các dòng máy ảnh Bridge-Cam. Ưu điểm: Cho phép zoom quang học rất xa (có thể lên tới hơn 20x), có thể lắp filter bảo vệ ống kính hoặc các bộ chuyển tiêu cự để tăng góc rộng cho ống kính và cả chụp macro,… Người dùng có thể sử dụng chế độ lấy nét bằng tay thông qua vòng lấy nét trên ống kính hoặc nút bấm trên thân máy. Nhược điểm: thiết kế cồng kềnh, nắp đậy ống kính dễ mất. 5. Ống kính có thể thay đổi Các máy ảnh DSLR sử dụng hệ thống ống kính rời. Điều đó có nghĩa là người dung có thể thay thế các ống kính trên máy ảnh. Nếu các bạn đã có sẵn vào ống kính cho máy ảnh phim 35mm, các bạn có thể tìm được nhiều thân máy ảnh DSLR phù hợp với các ống kính sẵn có đó. Ưu điểm: Cho chất lượng quang học tốt nhất. Nhiều tiêu cự ống kính đa dạng cho những mục đích chụp khác nhau. Người dùng không cần thiết mua máy ảnh mà có thể chỉ cần nâp cấp ống kính. Ống kính SLR cao cấp còn được tích hợp khả năng chống rung. Nhược điểm: Khá đắt tiền để người dùng có thể mua và thay thế một cách dễ dàng. Những ống kính có tiêu cự dài cùng với độ mở lớn thì rất to và nặng. Hienxam www.dientutieudung.vn

Nguồn ĐTTD: http://dientutieudung.vn/handheld/3072/tim-hieu-ve-ong-kinh-cua-may-anh-so.dttd