Tiền Giang kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành GTVT Việt Nam

Ngày 28/8, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Giao thông vận tải.

Quốc lộ 1 qua địa bàn Tiền Giang rộng, thoáng

Ngày 28/8, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Giao thông vận tải (GTVT) Việt Nam và 40 năm ngành GTVT Tiền Giang.

Pháttrin kết cu hạtng giao thông nn tảng quan trọng

Ông Huỳnh Văn Nguyện, Phó Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang đã ôn lại truyền thống của ngành GTVT trong suốt 70 năm qua, nêu bật những thành tựu thời kỳ kháng chiến chống thực dân đã bí mật mở trên 2.500km đường các loại, phục vụ chiến dịch, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong thời kỳ chống đế quốc đã mở hơn 2.000km đường Hồ Chí Minh đường Trường Sơn xuyên qua 20 tỉnh và đặc biệt đường Hồ Chí Minh trên biển là mạng lưới giao thông vận tải quân sự chiến lược từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.

Đặc biệt, trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, ngành Giao thông vận tải Việt Nam đã xây dựng nhiều công trình lớn, hiện đại: đường cao tốc Hồ Chí Minh-Trung Lương (Tiền Giang), Cầu Giẽ (Ninh Bình), HCM-Long Thành-Dầu Giây, hầm đèo Hải Vân, hầm Thủ Thiêm.

Đại biểu dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Giao thông

Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, từ Trung ương đến địa phương và huy động sức dân, đến nay toàn tỉnh có 398 tuyến giao thông đường bộ với tổng chiều dài 1.483 km; trong đó đường cao tốc dài 11 km, 4 tuyến quốc lộ dài 137 km, 29 tuyến đường tỉnh dài 433 km, 364 tuyến đường huyện và nội thị dài 1.039 km. Có tổng cộng 663 cây cầu; một số cầu lớn đã thay thế các bến phà như cầu Mỹ Thuận, Rạch Miễu, Mỹ Lợi…

Giao thông nông thôn cũng từng bước khởi sắc, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đến nay toàn tỉnh có trên 4.900km đường nông thôn (tăng gấp 4 lần so với trước) và 2.350 cầu, hầu hết là đường bê tông hoặc nhựa hóa.

Các cá nhân được nhận bằng khen của UBND tỉnh Tiền Giang

Giao thông thủy của tỉnh Tiền Giang kết nối toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ, thông qua các sông lớn như: sông Tiền, kênh Chợ Gạo, kênh Tháp Mười số 2…đã tạo ra thế mạnh cho ngành vận tải đường sông của tỉnh nhà trong vận chuyển nông thủy sản, nhất là lương thực, vật liệu xây dựng…với khối lượng rất lớn, làm cho vận tải đường sông phát triển mạnh mẽ...

Trong đó, Hợp tác xã Rạch Gầm là đơn vị kinh nghiệm vận tải hơn 35 năm qua. Năm 2006, đơn vị đã xây dựng thương hiệu mạnh, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, mở rộng đầu tư, thay đổi kết cấu đội tàu từ vỏ gỗ sang vỏ sắt, tăng gắp 2 lần tổng trọng tải đội tàu. Xây dựng thương hiệu mạnh nổi tiếng trên toàn quốc, đăng ký thương hiệu độc quyền quốc tế, đáp ứng đòi hỏi cao của khách hàng trong nước, khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài.

Giao thông theo hướng hiện đại

Ông Lê Văn Phước, nguyên Ủy viên Ban Giao bưu Khu 8, nguyên tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang vui mừng phát biểu: “Từ thời kỳ chiến tranh cho đến thời bình, các thế hệ ngành GTVT Tiền Giang đã luôn đi trước mở đường. Giao thông Tiền Giang đã đi cùng với lịch sử địa phương và truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam. Cán bộ, công nhân viên chức của ngành là những chiến sỹ trên mặt trận GTVT đấu tranh để thông đường, mở lối cho cách mạng vững mạnh, phát triển và thành công. Trong công cuộc xây dựng hạ tầng, cán bộ, nhân viên ngành GTVT đã có nhiều đột phá, sáng tạo trên những tuyến đường bộ, đường thủy… qua đó góp phần lớn vào công cuộc phát triển chung của tỉnh và đất nước”.

Hàng nghìn km đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, bê tông

Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng để thực hiện định hướng phát triển của ngành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngành GTVT cần tập trung thực hiện các công việc trọng tâm: Kết cấu hạ tầng giao thông phải phát triển mạnh theo hướng hiện đại nhưng bảo đảm yếu tố bền vững, chú trọng vấn đề môi trường, an toàn giao thông. Quan tâm phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng sâu và thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, cần thúc đẩy sự kết nối chặt chẽ giữa các phương thức vận chuyển, các loại hình vận tải công cộng theo hướng văn minh, hiện đại. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực của ngành đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh trong xu hướng hội nhập.

Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 52 cá nhân đã có trên 30 năm đóng góp cho ngành GTVT Tiền Giang; 154 cá nhân của ngành nhận Giấy khen của Sở GTVT Tiền Giang.

Hải Đường

Nguồn Giao Thông: http://www.baogiaothong.vn/tien-giang-ky-niem-70-nam-ngay-truyen-thong-nganh-gtvt-viet-nam-d118398.html