Tiêm phòng cho phụ nữ mang thai

Bên cạnh những băn khoăn về dinh dưỡng, chế độ làm việc, sinh hoạt… một số thai phụ còn băn khoăn: có nên tiêm phòng không? Nếu có thì nên tiêm những loại bệnh nào?

>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn

Phụ nữ mang thai nên hay không nên tiêm phòng?

Mỗi người chúng ta đều có khả năng tự điều chỉnh, thích ứng để chống lại bệnh tật. Thêm vào đó, từ khi con người tìm ra vacxin thì khả năng này lại được tăng cường hơn. Để phòng ngừa bệnh tật, tiêm phòng là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi hiện nay, đặc biệt là đối với trẻ em. Ngoài ra, muốn trẻ sinh ra khỏe mạnh, có sức đề kháng và khả năng miễn dịch cao thì việc phòng ngừa ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ là điều nên làm. Vậy nên theo các chuyên gia y tế tiêm phòng cho phụ nữ mang thai là cần thiết. Tuy nhiên cũng có một số lưu ý nhỏ bạn nên biết về tiêm chủng trong thời gian thai kì.

Thai phụ nên được tiêm phòng những bệnh gì?

Mặc dù phụ nữ mang thai nên tiêm phòng nhưng không phải mọi loại tiêm chủng đều áp dụng cho họ. Việc sử dụng quá nhiều kháng sinh đều không hề tốt cho sự phát triển của thai nhi. Có thể phân chia thành ba nhóm sau:

Nên Chỉ khi cần thiếtHết sức tránh

- Bại liệt- Sốt vàng da- Sốt phát ban

- Uốn ván- Dại- Sởi

- Cúm- Bạch hầu- Quai bị

- Viêm gan B- Thương hàn- Bạch hầu

- Tả- Ho gà

- Lao (BCG)

Một số loại Vác – xin cần chú ý khi tiêm phòng cho phụ nữ có thai

Sau nhiều nghiên cứu, khảo sát, thống kê và kết luận, Ủy ban Tư vấn thực hành miễn dịch Hoa Kỳ (ACIP) đã đưa ra một số khuyến cáo đối với từng loại Vác – xin khi dùng cho phụ nữ trong thời kì mang thai:

1. Viêm gan A: Mặc dù chưa xác định mức độ an toàn khi tiêm vac - xin ngừa viêm gan A trong thai kỳ nhưng do được sản xuất từ virus viêm gan A bất hoạt nên có nguy cơ thấp đối với bào thai về mặt lý thuyết.

2. Viêm gan B: Không có chống chỉ định sử dụng vac - xin này trong giai đoạn mang thai. Một số dữ liệu cho thấy không có nguy cơ xảy ra phản ứng có hại cho thai nhi khi tiêm ngừa viêm gan B cho phụ nữ mang thai. Các Vac - xin hiện nay chứa HBsAg không lây nhiễm và không gây nguy hại cho bào thai. Thai phụ nên được tiêm chủng khi phát hiện có nguy cơ nhiễm HBV.

3. Vác – xin phòng ngừa cúm: Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng tiêm vác – xin phòng ngừa cúm cho thai phụ. Một nghiên cứu về khả năng miễn dịch đối với cúm trên khoảng 2,000 thai phụ đã chứng tỏ không xảy ra phản ứng có hại cho bào thai. Kết quả tương tự với một nghiên cứu khác trên 252 thai phụ đã tiêm vac - xin cúm bất hoạt trong vòng 6 tháng sau sinh.

4. Sởi: Vac - xin ngừa sởi, quai bị, rubella (MMR) không được sử dụng cho phụ nữ mang thai. Không loại trừ nguy cơ đối với bào thai do vac - xin chứa virus sống này, phụ nữ nên được tư vấn tránh mang thai trong vòng 28 ngày sau khi tiêm các loại vac - xin này.

5. Bại liệt (IPV): Mặc dù không có phản ứng có hại nào của IPV được ghi nhận ở thai phụ hay trên bào thai nhưng nên tránh tiêm vac - xin này cho phụ nữ mang thai dựa vào nguy cơ trên lý thuyết. Tuy nhiên, nếu thai phụ có nguy cơ nhiễm virus cao và đòi hỏi có sự bảo vệ ngay lập tức chống lại Polio, có thể sử dụng IPV theo liều khuyến cáo cho người lớn.

6. Uốn ván và bạch hầu (Td): Phụ nữ mang thai nên tiêm vac - xin ngừa uốn ván và bạch hầu nếu có chỉ định. Các thai phụ đã tiêm vac - xin trước đây nhưng đã tiêm trong vòng 10 năm nên có một liều tiêm nhắc lại. Thai phụ chưa được tiêm 3 liều vac - xin chứa giải độc tố uốn ván và bạch hầu cần hoàn thành 3 mũi tiêm này. Hai liều Td nên được tiêm trong thai kỳ để phòng chống uốn ván cho cả mẹ và con. Một cuộc điều tra ở Việt Nam đã cho thấy: 2/3 phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh không có khả năng miễn dịch bệnh uốn ván. Thêm vào đó, việc sinh nở của thai phụ cũng là cơ hội cho nhiễm khuẩn uốn ván.

7. Thủy đậu: Chưa biết hết tác dụng phụ của vac - xin thủy đậu trên bào thai vì vậy không nên tiêm cho thai phụ trước khi có những kết luận chính thức từ phía các nhà nghiên cứu.

8. Viêm não Nhật Bản: Các chuyên gia khẳng định: việc tiêm phòng viêm não Nhật Bản với trẻ em sau này là rất cần nhưng do một số tác dụng phụ nên trên lý thuyết đối với sự phát triển bào thai vac – xin này lại không nên sử dụng trong thời kì thai kỳ.

9. Bệnh dại: Vì những hậu quả do mắc bệnh dại điều trị không phù hợp, và không có bằng chứng cho thấy các bất thường ở thai nhi có liên quan đến tiêm vac - xin ngừa dại nên có không chống chỉ định cho thai phụ.

10. Thương hàn: Không có dữ liệu nào được báo cáo về việc sử dụng các vac – xin phòng sốt thương hàn ở phụ nữ mang thai.

11. Sốt vàng: Không rõ mức độ an toàn của vac - xin phòng sốt vàng trong thai kỳ. Vì vậy vac - xin này chỉ nên sử dụng khi đến các vùng dịch và khi có nguy cơ phơi nhiễm cao.

12. Bệnh Zona (Herpes Zoster): Ngay trong hướng dẫn sử dụng, nhà sản xuất đã khuyến cáo không dùng cho phụ nữ có thai và tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm loại vác – xin này. Nhiễm Varicella Zoster Virus (VZV) đôi khi gây hại cho thai nhi.

Thời gian tiêm lúc nào là hợp lí?

Có những phụ nữ tiêm khi chưa biết mình có thai. Điều này cũng không quá nguy hiểm. Thai vẫn phát triển bình thường. Nếu bạn biết mình có thai, tham khảo những loại tiêm chủng cần thiết cho thai phụ ở trên. Đồng thời bạn nên tiêm phòng ngay những tháng đầu tiên và ít nhất trước một tháng trước khi sinh. Bởi vì sau khi tiêm khoảng 2 – 4 tuần kháng thể mới hình thành. Các bác sĩ cũng khuyến cáo thêm: phụ nữ có thai nên tiêm chủng khi đi du lịch hoặc ở những vùng đang có dịch chẳng hạn như dịch cúm, bạch hầu….Với một số phụ nữ đã tiêm quá lâu trước khi mang thai cũng cần tiêm nhắc lại.

Một số lưu ý nhỏ trong việc tiêm phòng cho thai phụ

Thông thường, vac - xin virus sống bị chống chỉ định ở phụ nữ mang thai do nguy cơ trên lý thuyết lan truyền virus chứa trong vac - xin qua bào thai. Trường hợp thai phụ do không biết mình có thai đã sử dụng vac - xin virus sống nên được các bác sĩ tham vấn về các tác dụng có thể xảy ra ở thai nhi. Tuy nhiên vấn đề này cũng không quá nguy hiểm.

Ngoài ra có một số loại vắc xin nếu dùng trong khi mang thai cần có sự tư vấn kĩ lưỡng của bác sĩ, chuyên viên y tế. Đó là vắc xin phòng bệnh tả (khi có dịch ở khu vực đang sống), vắc xin phòng bệnh dại (khi thai phụ bị chó dại cắn), vắc xin chống bệnh sốt vàng.

Như vậy đối với phụ nữ mang thai bác sỹ có thể dựa vào tình hình thực tế để quyết định bạn có nên tiêm phòng hay không. Công việc cần thiết bạn phải làm trong thai kỳ của bạn là thường xuyên đi khám và thông báo với bác sỹ về tình trạng của mình để được tư vấn và điều trị kịp thời đối với bất kỳ một hiện tượng bất thường nào xảy ra trong thai kỳ.

>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn

AloBacsi.vn (Theo Mang thai)

Nguồn Alobacsi: http://alobacsi.vn/20120613055922830p272c312/tiem-phong-cho-phu-nu-mang-thai.htm