Thương lái và những chiêu gian lận thu mua tôm

Khi các chủ đầm tôm mách nhau các biện pháp đề phòng việc gian lận trong việc bán tôm thì các thương lái làm ăn bất chính cũng "truyền nghề" lại cho nhau để ăn gian người nuôi. Từ chuyện "chêm cân", "ép cân" đến "trộm cân"... Trong đó, "chêm cân" là cách "ăn gian" số lượng tôm lớn và khá phổ biến. Đó là lợi dụng sự mất cảnh giác của chủ đầm tôm, các đối tượng này chêm vào cây cân một đoạn thép nhỏ nhằm giảm trọng lượng của các giỏ tôm khi cân. Nếu chiêu này áp dụng thành công thì 1 tấn tôm, thương lái có thể ăn gian được 15-30kg tôm.

Từ cuối năm 2009 đến nay, giá tôm sú tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ở mức cao và đặc biệt thời gian sắp tới các chủ đầm nuôi tôm vào mùa thu hoạch rộ. Vụ tôm chính vụ năm 2010 tại ĐBSCL hứa hẹn một vụ tôm thắng lợi trong niềm vui "được mùa, trúng giá". Tuy nhiên, không vì vậy mà người nuôi tôm quá vui mừng, dẫn đến lơ là trong việc cân tôm khi bán hàng cho các thương lái, do gian lận trong việc cân tôm là vấn nạn xưa nay và cũng lắm "chiêu". Đầu tiên là "ép cỡ" tôm, đây là chiêu phổ biến nhất và hầu như nó đã thành "bản năng" của các thương lái thu mua tôm. Thông thường, khi thương lái đến ngã giá mua tôm với chủ ao tôm thì đầu tiên, hai bên tiến hành xác định cỡ tôm sau đó thương lượng giá cả. Cỡ tôm được xác định bằng cách chài tôm từ dưới ao nuôi lên một vài lần (đối với tôm nuôi công nghiệp). Tôm từ những chài này sẽ được sử dụng để định số lượng và kích cỡ tôm và quyết định về giá thu mua của cả đầm tôm. Tuy nhiên, với những thương lái chuyên nghiệp, họ chỉ cần nhìn sơ qua hoặc chỉ chài thử 1 lần là biết sản lượng và kích cỡ trung bình của cả đầm tôm nhưng vẫn "giả vờ" tiến hành chài thử nhiều lần để lựa thời cơ "giở chiêu". Khi lựa tôm, lợi dụng sự sơ hở của chủ đầm tôm, các thương lái sẽ nhanh tay bỏ thêm vào vài con tôm nhỏ. Mục đích của việc làm này là để "ép cỡ" tôm từ 40 con/kg lên 45 hay 50 con/kg. Nếu không cảnh giác, chủ đầm tôm sẽ bị mất một số tiền đáng kể từ khoản chênh lệch giá giữa các cỡ tôm. Khi các chủ đầm tôm mách nhau nghe các biện pháp đề phòng việc gian lận trong việc bán tôm thì các thương lái làm ăn bất chính cũng "truyền nghề" lại cho nhau để ăn gian người nuôi. Từ chuyện "chêm cân", "ép cân" đến "trộm cân"... Trong đó, "chêm cân" là cách "ăn gian" số lượng tôm lớn và khá phổ biến. Đó là lợi dụng sự mất cảnh giác của chủ đầm tôm, các đối tượng này chêm vào cây cân một đoạn thép nhỏ nhằm giảm trọng lượng của các giỏ tôm khi cân. Nếu chiêu này áp dụng thành công thì 1 tấn tôm, thương lái có thể ăn gian được 15-30kg tôm. Đây là số tiền đáng kể chứa đựng biết bao mồ hôi nước mắt của người nuôi tôm. Người nuôi tôm dễ chịu thiệt nếu không cảnh giác. Ông Nguyễn Văn Minh, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) tâm sự: "Do được các anh em có kinh nghiệm truyền lại nên tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc "phá chiêu" của các thương lái thu mua tôm. Tuy nhiên, họ rất nhanh tay, chỉ cần mình sơ sẩy là thua ngay. Vì vậy, khi cân tôm, tôi thường phải bố trí 2 người nhanh nhẹn xem cân để phòng ngừa nhưng có khi vẫn bị ăn gian vì họ ra tay bất cứ lúc nào". Bên cạnh chiêu thức "chêm cân", việc người bán bị ép cân và trộm cân cũng xảy ra thường xuyên nếu mất cảnh giác. Bà Nguyễn Ngọc Lan, một người trong giới thương lái mua tôm tại Tiền Giang "bật mí", nếu đã chấp nhận ra làm ăn thì ít hay nhiều gì các thương lái cũng có "vài chiêu" để lận lưng. Tùy theo điều kiện, thời cơ và cả đối tượng người bán trong mỗi lần thu mua mà các thương lái sẽ giở chiêu thích hợp. Nếu gặp bên người bán quá "già cơ" tổ chức kiểm tra, theo dõi, cảnh giác cao khiến các thương lái không thể giở trò gì được thì họ cũng có cách để "ăn gian". Nhưng khi đó mức độ thiệt hại của người bán sẽ thấp hơn rất nhiều. Trước thực trạng này, cách ngăn chặn tốt nhất là người nuôi tôm đề cao cảnh giác, "cập nhật" liên tục và phổ biến rộng rãi các cách thức gian lận của các thương lái cho nhiều người cùng biết để phòng tránh.Bên cạnh đó, các ngành chức năng và nhất là các địa phương phải triệt để xử lý, có biện pháp mạnh tay hơn, xem đây như một tệ nạn, một kiểu gian lận thương mại tinh vi ở nông thôn mà nông dân "tay lấm chân bùn" là người gánh chịu, phải được loại trừ. Khi giỏ tôm được bỏ lên thì cả hai người ghi chép bên người bán và người mua đều chăm chú vào chỉ số trọng lượng trên mặt cân. Khi đó, người cầm giỏ sẽ ra tay bằng cách nương tay theo sức nặng của giỏ tôm và nhanh chóng mang xuống. Với cách này nếu người cầm giỏ tôm có nghề điêu luyện, nhanh tay thì trọng lượng thật sự của giỏ tôm sẽ nặng hơn chỉ số trọng lượng trên mặt cân từ 5 - 10 kg/một lần cân.

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/vi-vn/kinhte/2010/8/135353.cand