Thông điệp về bệnh ung thư vú

Với thông điệp "Thế giới Hồng. Thế giới không có ung thư vú. Hãy đeo dây nơ Hồng. Góp phần nhuộm Hồng thế giới", Esteé Lauder muốn kết nối tất cả mọi người để tìm ra giải pháp phòng ngừa và chữa trị ung thư vú.

Tháng 10 năm nay, chiến dịch nâng cao nhận thức về Ung thư vú sẽ có mặt trên 60 quốc gia và cùng hướng về một mục tiêu chung: gửi đến mọi ngõ ngách trên thế giới một thông điệp về tầm quan trọng của việc phát hiện sớm căn bệnh này. và gây dựng những nguồn quỹ có ý nghĩa cho hoạt động nghiên cứu nhằm mang đến một thế giới không có ung thư vú trong tương lai. Biết để phòng Bệnh được phát hiện ở giai đoạn I - khả năng chữa khỏi bệnh là trên 90%. Ở giai đoạn II - khả năng chữa khỏi bệnh là 80%. Giai đoạn III, IV - tỉ lệ này chỉ còn khoảng 10-20%. Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nam giới cũng có thể mắc bệnh này nhưng chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số bệnh nhân mắc ung thư vú. Mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 1,2 triệu người mắc bệnh. Ở một số nước phát triển như Hoa Kì, Pháp... cứ 8-10 phụ nữ thì có 1 người mắc ung thư vú.Tại miền Bắc Việt Nam, cứ 100.000 phụ nữ thì có khoảng 27 người mắc, tại miền Nam con số này khoảng 17. Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc ung thư vú có xu hướng tăng lên tại nhiều nước, đặc biệt ở một số nước đang phát triển do thay đổi lối sống phương Tây hóa, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do ung thư vú đang giảm đi do bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm hơn nhờ áp dụng các biện pháp sàng lọc phát hiện sớm và nhờ các tiến bộ đáng kể trong điều trị như phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, nội tiết và các thuốc điều trị. Các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư vú áp dụng trên thế giới hiện nay hoàn toàn có thể áp dụng tại các cơ sở chuyên khoa ung thư tại Việt Nam, khả năng chữa khỏi bệnh phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn bệnh. Phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao. Ngoài ra, tiên lượng bệnh còn phụ thuộc một số yếu tố khác như độ mô học của khối u, yếu tố phát triển biểu mô, tình trạng của thụ thể nội tiết. Có khoảng trên 70% bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính và những bệnh nhân này sẽ được điều trị bổ sung bằng thuốc nội tiết và tiên lượng bệnh tốt hơn. Nói chung khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn I, khả năng chữa khỏi bệnh là trên 90%, ở giai đoạn II, khả năng chữa khỏi bệnh là 80%, còn khi bệnh ở giai đoạn II, IV thì tỉ lệ này chỉ còn khoảng 10-20%. Các yếu tố nguy cơ Cho đến nay chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh ung thư vú nhưng người ta đã xác định được một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: Yếu tố gia đình: Được xếp vào nhóm nguy cơ cao gồm những người có tiền sử gia đình bị ung thư vú như: mẹ, chị em gái, con gái. Phụ nữ có mẹ, chị em gái bị ung thư vú có nguy cơ mắc ung thư vú cao 2-3 lần so với phụ nữ có mẹ, chị em gái không bị ung thư vú. Những phụ nữ ung thư vú có liên quan đến tiền sử gia đình thường có xu hướng trẻ hơn và có tỷ lệ ung thứ vú hai bên cao hơn. Gen: Biến đổi (hay đột biến) một số gen có thể làm tế bào chuyển thành ác tính. Năm 1994, người ta tìm thấy sự liên quan giữa đột biến gen ức chế u BRCA-1 và BRCA-2 nằm trên nhiễm sắc thể 17 và 13 với bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác. Do nằm trên nhiễm sắc thể thường, các gen này có thể di truyền từ bố hoặc mẹ. Những phụ nữ mang các gen này có nguy cơ bị ung thư vú cao. Khoảng 5% các trường hợp ung thư vú có đột biến gen BRCA-1 và thường bị bệnh khi còn trẻ. Ngoài ra, gen này cũng làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại tràng. Đột biến gen BRCA-2 cũng có nguy cơ gây ung thư vú ở nữ tương đương với nguy cơ đột biến gen BRCA-1. Đột biến gen p53, một số gen khác cũng liên quan với nguy cơ ung thư vú. Những hội chứng do các rối loạn về di truyền như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Cowden, hội chứng Muir, giãn mạch thất điều cơ cũng có thể làm xuất hiện ung thư vú. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 10% ung thư vú do di truyền. Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng. Số bệnh nhân bắt đầu bị bệnh lúc trên 50 tuổi chiếm trên 70% tổng số bệnh nhân ung thư vú. Phụ nữ dưới 30 tuổi rất hiếm khi mắc ung thư vú. Các yếu tố nội tiết: Ung thư vú là một trong số các ung thư có liên quan mật thiết với nội tiết nữ, cụ thể là estrogen được sản xuất chủ yếu tại buồng trứng. Một trong những tác dụng của estrogen là làm tăng sinh các tế bào biểu mô tuyến vú, cần thiết cho quá trình sinh sản, nuôi con. Tuy nhiên, nếu tế bào tuyến vú tiếp xúc với estrogen quá nhiều, các tế bào tăng sinh mạnh kết hợp với các đột biến có thẻ xảy ra trong quá trình phân chia tế bào sẽ có khả năng phát triển thành ung thư vú. Do đó những yếu tố làm tăng thời gian tiếp xúc của tuyến vú với estrogen đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Cụ thể là những yếu tố sau: - Tuổi bắt đầu có kinh sớm làm tế bào tuyến vú sớm tiếp xúc estrogen. Những người có kinh sớm cũng có nồng độ estrogen cao hơn những người có kinh muộn. - Tuổi mãn kinh muộn hoặc đã mãn kinh nhưng dùng nội tiết thay thế có chứa estrogen cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú có thể giảm một nửa ở phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi so với mãn kinh sau 55 tuổi. Những phụ nữ chưa mãn kinh nhưng phải cắt bỏ buồng trứng vì một lý do nào đó cũng giảm nguy cơ ung thư vú. - Những phụ nữ không sinh con có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 1,4 lần phụ nữ sinh con. Nếu phụ nữ mang thai lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ bị bệnh cao gấp 2 đến 5 lần so với phụ nữ mang thai đủ thời gian trước 18 tuổi. - Không cho con bú cũng là một yếu tố nguy cơ. Nguy cơ ung thư vú sẽ giảm 4% mỗi năm mà người phụ nữ cho con bú. - Tiền sử bị các bệnh tại vú: Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính như quá sản không điển hình (atypical hyperplasia) cũng là các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. - Ít vận động, béo phì: Những phụ nữ béo, đặc biệt khi đã mãn kinh liên quan với nguy cơ ung thư vú tăng. Người ta cho rằng estrogen được sinh ra trong mô mỡ đã làm tăng nguy cơ ung thư vú ở những người này. Nguy cơ ung thư vú tăng khoảng 9% ở người ít vận động. Phụ nữ mãn kinh cân nặng trên 70kg có nguy cơ cao gấp 2 lần so với những phụ nữ dưới 60kg. - Tiếp xúc với tia phóng xạ: Phụ nữ tiếp xúc với tia phóng xạ khi còn trẻ như phải điều trị bằng tia xạ tại vùng ngực vì các bệnh ác tính khác (như u lymphô ác tính không Hodgkin hoặc Hodgkin) có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn những phụ nữ khác gấp 12 lần. Phương pháp phòng tránh tốt nhất là giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý (tăng cường ăn rau quả, giảm chất béo), tăng cường hoạt động thể lực, duy trì chế độ luyện tập thể dục đều đặn, giảm nguy cơ béo phì, hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá, thận trọng trong việc sử dụng thuốc nội tiết thay thế sau khi mãn kinh (với sự tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa), cân nhắc thời gian sinh đẻ hợp lý, không nên sinh con đầu lòng muộn, nên nuôi con bằng sữa mẹ. Triệu trứng Biểu hiện lâm sàng của ung thư vú có đặc trưng là kéo dài và rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Khối u ở vú: Khoảng 90% triệu trứng đầu tiên của bệnh ung thư vú là có khối u. Ung thư vú mới phát hiện triệu chứng rất nghèo nàn. Thường chỉ thấy có khối u nhỏ ở vú, bề mặt gồ ghề không đều, mật độ cứng chắc, ranh giới không rõ ràng. Ở giai đoạn sớm khi u chưa xâm lấn lan rộng thì di động dễ dàng. Giai đoạn cuối u đã xâm lấn rộng ra xung quanh, vào thành ngực thì di động hạn chế, thậm chí không di động. Thay đổi da trên vị trí khối u: Thay đổi da do ung thư vú có một số biểu hiện. Thường gặp nhất là dính da, co rút da có dạng như "lúm đồng tiền". Dính da ở thời kì đầu rất khó phát hiện, thường chỉ được bác sĩ có kinh nghiệm mới phát hiện được. Ung thư vú có thể gây xuất hiện trên da vú ở vị trí trên khối u đỏ lên và nóng tại chỗ, có thể là phù da, sần da như vỏ cam (gọi là sần da cam). Thay đổi hình dạng núm vú: Khối u xâm lấn gây co kéo tổ chức xung quanh. Khi khối u ở gần núm vú có thể gây tụt núm vú, lệch lúm vú. Một số trường hợp ung thư vú gây loét núm vú, lúc đầu thường chẩn đoán nhầm là chàm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tổ chức ung thư phát triển gây lở loét mảng lớn ở núm vú, cũng có thể gây mất núm vú. Chảy dịch đầu vú: Ung thư vú đôi khi gây chảy dịch đầu vú. Một số trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện vì lí do chảy dịch đầu vú. Dịch chảy có thể là dịch không màu, dịch nhày, nhưng thường là dịch máu. Làm xét nghiệm tế bào dịch đầu vú, chụp ống tuyến vú có bơm thuốc cản quang, nội soi ống tuyến sữa, lấy tổ chức gây chảy dịch làm giải phẫu bệnh là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán chính xác. Hạch nách sưng to: Giai đoạn đầu hạch nách thường nhỏ mềm khó phát hiện trên lâm sàng. Giai đoạn muộn hạch nách to, cứng chắc, đôi khi dính nhau, dính tổ chức xung quanh nên di động hạn chế. Tổ chức ung thư di căn tới hạch nách phá vỡ vỏ hạch, xâm lấn ra ngoài da, gây vỡ loét da vùng nách. Đôi khi hạch nách sưng to là triệu trứng đầu tiên phát hiện ung thư vú. Đau vùng vú: Thường ung thư vú giai đoạn đầu không gây đau, đôi khi có thể bị đau vùng vú, nhấm nhứt không thường xuyên. Biểu hiện ung thư vú giai đoạn cuối: Ung thư vú giai đoạn cuối tại chỗ có thể xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da gây chảy dịch, mùi hôi thối, xâm lấn thành ngực gây đau nhiều. Có thể di căn hạch nách, hạch thượng đòn, xương, não, phổi, gan, gây gầy sút, mệt mỏi, đau nhiều, khó thở, liệt. Tự làm bác sĩ Bạn đừng coi thường quá trình tự kiểm tra sức khỏe đơn giản. Đối với những phụ nữ hoàn toàn không có triệu chứng, mỗi tháng hãy tự kiểm tra ngực một lần, đây chính là cách phát hiện bệnh ung thư vú sớm nhất. Trong vòng một tuần sau kì kinh là thời điểm tốt nhất để tự kiểm tra ngực mình - vì khi đó ngực trở nên mềm mại, dễ kiểm tra nhất. Với phụ nữ đã mãn kinh thì nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kì. Để dễ nhớ bạn có thể định ngày đầu tiên trong tháng là ngày kiểm tra sức khỏe. Nếu bạn không khẳng định được kết quả tự kiểm tra có đúng hay không hãy đi khám bác sĩ 1 lần/năm hoặc cách một năm một lần. Trước khi đi khám bác sĩ lần đầu tiên, bạn hãy tự kiểm tra kỹ vùng ngực của mình, sau đó so sánh với kết quả kiểm tra của bác sĩ, như vậy bạn sẽ càng nắm vững kỹ năng tự kiểm tra. Các phương pháp phát hiện bệnh sớm bao gồm: Tự khám vú Nên tự khám vú hàng tháng sau sạch kinh 5 ngày đối với phụ nữ từ 20 tuổi trở lên. Các bước tiến hành theo thứ tự được mô tả như sau: Chuẩn bị: Cởi bỏ áo, nơi tiến hành tự khám vú có thể là buồng ngủ là tốt nhất hoặc buồng tắm, có đầy đủ ánh sáng, có thể ngồi trên ghế hoặc đứng miễn là thoải mái. Quan sát: Xuôi tay, quan sát xem có các thay đổi ở vú: u cục, dầy lên, lõm da hoặc thay đổi màu sắc da. Đưa tay ra sau gáy, sau đó quan sát lại. Chống tay lên hông làm cử động cơ ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hay hạ vai xuống. Động tác này làm cho các thay đổi nếu có sẽ rõ hơn. Nặn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra không. Sờ nắn: Đưa tay phải ra sau gáy. Dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay đặt sát vào nhau thành một mặt phẳng, ép đều đặn lên các vùng khác nhau của tuyến vú vào thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú trở ra ngoài. Kiểm tra (từng vùng của vú) cả về phía hố nách. Làm tương tự với vú bên trái. Khi nằm: Nằm ngửa thoải mái. Đặt một gối mỏng ở dưới lưng bên trái. Lặp lại quá trình khám như ở buồng tắm. Chuyển gối, làm lại cho bên phải. Khám phát hiện sớm ung thư vú tại các cơ sở chuyên khoa Khám định kì sàng lọc phát hiện ung thư khi chưa có dấu hiệu lâm sàng thường áp dụng 1 năm/lần cho phụ nữ từ 40 tuổi trở lên hoặc trẻ hơn đối với người có nguy cơ cao. Khám định kì bao gồm khám lâm sàng bởi thầy thuốc chuyên khoa và chụp X-quang tuyến vú. Khi một phụ nữ tự phát hiện có dấu hiệu bất thường tại vú nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa ung thư tin cậy để được khẳng định bệnh. Chi phí khám bệnh dao động từ 70.000 đến 100.000 đồng cho mỗi lần khám. Những tình huống lâm sàng U xơ tuyến vú: Thường gặp ở phụ nữ trẻ, u thường tròn, nhẵn, ranh giới rõ ràng, di động khi khám lâm sàng. Để chẩn đoán xác định rõ cần làm thêm các xét nghiệm như chụp vú, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Viêm xơ tuyến vú nang hóa: Có thể gặp một nang hoặc nhiều nang to nhỏ ở cả hai bên vú, có cảm giác căng. Cần siêu âm để chẩn đoán xem khối u đặc hay chứa dịch. Một số trường hợp chỉ cần chọc hút dịch là khối u biến mất trên thăm khám lâm sàng. U nhú nội ống: Biểu hiện chảy máu qua núm vú. Áp xe tuyến vú: Có thể gặp ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cấp bùng phát của bệnh với những biểu hiên như sưng, nóng, đỏ, đau. Trong thực tế có nhiều trường hợp bị đau tại vú nhưng thăm khám lâm sàng không phát hiện u, chụp X-quang không thấy tổn thương, siêu âm không có kết quả rõ ràng. Trường hợp này thường được gọi là viêm tuyến vú nội tiết. Nên xét nghiệm định lượng nồng độ estrogen và progesteron trong máu và nên cân nhắc các liệu pháp điều trị bằng thuốc. Hãy kiểm tra gen để phòng chống ung thư vú Bác sĩ khuyên những phụ nữ có độ tuổi từ 18 đến 45 có người nhà mắc bệnh ung thư vú hãy đi kiểm tra gen để phát hiện bệnh này. Ngoài ra, những phụ nữ tuy tuổi đã cao nhưng nếu cũng có ngưiừ nhà bị ung thư vú cũng nên kiểm tra. Kiểm tra gen rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy mẫu máu là được. Nếu cơ thể bạn phát hiện có gen đột biến BRCA1 và BRCA2 các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại thuốc phòng ngừa ung thư vú. Việc kiểm tra gen có thể phát hiện sớm những ai có nguy cơ mắc ung thư vú, từ đó bác sĩ và bệnh nhân có thể theo dõi chặt chẽ để sớm đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, đem lại cho người bệnh hiệu quả trị liệu tốt nhất. Vì sao phụ nữ phát hiện và điều trị ung thư vú muộn Hơn 65% phụ nữ không bao giờ tự khám vú. 17,5% phụ nữ điều trị bằng đắp lá hoặc các thuốc dân gian trước khi đến bệnh viện. Gần 65% phụ nữ không nhận được thông tin tuyên truyền về ung thư vú. Cách phòng bệnh là phát hiện sớm bằng việc tự khám vú hoặc chụp vú, khám vú bởi nhân viên y tế. Người ta ước tính phải mất 5-10 năm để một tế bào ung thư ban đầu phát triển lên và hình thành một khối u có kích thước 1cm - kích thước có thể phát hiện qua thăm khám lâm sàng. Nếu một khối u ác tính không được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, nó có thể xâm lấn mạch máu và hệ thống bạch huyết để di căn đến các nơi khác xa hơn trong cơ thể như phổi, gan, xương...và tại đó chúng lại phát triển lên, phá hủy mô lành. Những người có nguy cơ mắc ung thư vú cao Những người có kinh sớm, mãn kinh muộn: Do nồng độ estrogen nội sinh quá cao hình thành những tế bào dễ bị mắc bệnh, dễ chuyển dạng ác tính làm tăng nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ có kinh lần đầu trước tuổi 13 nguy cơ ung thư vú cao gấp 2 lần so với những phụ nữ bắt đầu có kinh ở tuổi 13 trở lên. Phụ nữ mãn kinh ở sau tuổi 55 có nguy cơ cao gấp 2 lần so với phụ nữ mãn kinh trước tuổi 45. Những người dùng viên tránh thai kéo dài liên tục từ 10 năm trở lên, nguy cơ phát triển ung thư vú tăng từ 2-3 lần. Nhưng cũng có phát hiện lại cho thấy, sử dụng thuốc tránh thai sẽ làm giảm nguy cơ những bệnh lành của tuyến vú, các bệnh biến đổi xơ nang tuyến vú. Phụ nữ chưa sinh đẻ có nguy cơ cao hơn phụ nữ đã sinh đẻ một hoặc nhiều lần. Phụ nữ có thai lần đầu trên 30 tuổi có nguy cơ phát triển ung thư vú từ 4-5 lần so với phụ nữ sinh con trước 20 tuổi. Phụ nữ hay phá thai có sử dụng thuốc kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú gấp 2 lần so với phụ nữ chưa bao giờ nạo phá thai. Sử dụng kéo dài thuốc chống trầm cảm (tricylic, paroxetine) từ 25 tháng trở lên cũng làm tăng tỉ lệ ung thư vú gấp 2 lần so với những phụ nữ không sử dụng thuốc. Điều trị ung thư vú Chẩn đoán bệnh HIện tại có 3 phương pháp chẩn đoán sớm ung thư vú tại cơ sơ chuyên khoa ung thư đó là: thầy thuốc khám tuyến vú, chụp X-quang tuyến vú, làm xét nghiệm tế bào khối u vú. Nếu cả 3 xét nghiệm này dương tính, thì chắc chắn bệnh nhân mắc ung thư vú. Nếu 1 trong 3 phương pháp này nghi ngờ hoặc âm tính, sẽ tiến hành lấy khối u làm xét nghiệm giải phẫu bệnh ngay khi bệnh nhân còn trên bàn mổ, sau 15 phút sẽ có kết quả và nếu chẩn đoán là ung thư bệnh nhân sẽ được điều trị phẫu thuật ung thư như các trường hợp ung thư khác. Ngoài các phương pháp chẩn đoán sớm khối u vú trên, hiện nay chụp cộng hưởng từ tuyến vú cũng được xem là một phương pháp chẩn đoán bệnh sớm, tuy nhiên do hiện nay giá thành xét nghiệm này còn cao nên chưa áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng. Các phương pháp điều trị Bệnh ung thư vú được chia thành các giai đoạn, tùy thuộc vào tính chất, kích thước khối u, số lượng hạch nách di căn, tình trạng di căn xa của bệnh mà khối u được xếp từ giai đoạn I đến giai đoạn IV. Điều trị bệnh ung thư vú phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh. Ngoài ra một số yếu tố khác như bệnh tim mạch, hô hấp, suy chức năng gan, thận, dị ứng, tuổi cao...liên quan đến các chống chỉ định trong phẫu thuật, tia xạ hay điều trị hóa chất. Bệnh nhân đến viện càng sớm thì các phương pháp điều trị càng đơn giản, ít tốn kém, đặc biệt, khả năng chữa khỏi bệnh lớn. Các phương pháp điều trị ung thư vú được áp dụng hiện nay bao gồm phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, thuốc nội tiết và các thuốc điều trị sinh học. Việc điều trị phối hợp các phương pháp phụ thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân. Phẫu thuật: Có nhiều hình thức phẫu thuật được áp dụng trong điều trị ung thư vú: Phẫu thuật bảo tồn: Cắt rộng tuyến vú có chứa u kèm theo vét hạch nách, được áp dụng cho bênh nhân có bệnh ở giai đoạn sớm, phụ nữ có nhu cầu giữ lại tuyến vú. Phẫu thuật cắt tuyến vú: Cắt toàn bộ tuyến vú có u kèm theo vét hạch nách. Áp dụng cho các khối u còn di động, chưa xâm lấn lan rộng, hạch nách còn di động, chưa có di căn xa. Phẫu thuật tạo hình: Sau phẫu thuật cắt tuyến vú, phẫu thuật tạo hình tái tạo lại hình dáng tuyến vú được áp dụng cùng thời điểm với phẫu thuật cắt tuyến vú hoặc sau khi phẫu thuật cắt tuyến vú trong một thời gian cho những bệnh nhân có nhu cầu. Ngoài ra phương pháp phẫu thuật còn được áp dụng trong sinh thiết khối u, sinh thiết hạch cửa, cắt buồng trứng trong điều trị nội tiết cho một số bệnh nhân còn kinh nguyệt có chỉ định. Tia xạ: Được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật bảo tồn, một số bệnh nhân có u kích thước quá lớn, số lượng hạch nách di căn nhiều, tia xạ cắt buồng trứng hoặc tia xạ chống đau, chống chèn ép, chảy máu trong nhiều trường hợp ung thư giai đoạn muộn. Hóa chất: Được áp dụng rộng rãi ngay từ khi bệnh còn ở giai đoạn sớm vì ngày nay người ta xác định rõ ung thư vú không phải là bệnh tại chỗ, các khối u vú có thể đã có những tế bào di căn xa ngay từ thời điểm khối u còn rất nhỏ mà các phương pháp chẩn đoán hiện tại chưa phát hiện được. Có nhiều loại hóa chất được áp dụng trong điều trị ung thư vú, việc chỉ định cụ thể phải đưa vào đặc điểm bệnh của từng bệnh nhân, từ đó bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị bệnh phù hợp với từng người bệnh. Những năm gần đây nhiều loại thuốc hóa chất mới ra đời như paclitaxel, gemcitabine, navelbine, lipo-doxorubicin đã tăng thời gian sống thêm đáng kể cho bệnh nhân ung thư vú. Nội tiết: Có khoảng trên 70% các khối u vú phát triển phụ thuộc vào nội tiết, bằng xét nghiệm mô bệnh học với phương pháp nhuộm đặc biệt có thể biết đượ khối u phát triển có phụ thuộc vào nội tiết, bệnh nhân sẽ được điều trị nội tiết trong vòng 5 năm, các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng kinh nguyệt, một số yếu tố khác và cân nhắc xem bệnh nhân sẽ được điều trị bằng loại thuốc nội tiết nào. Các thuốc nội tiết thế hệ mới ra đời như anastrozole, letrozole, exemestane...có tác dụng làm tăng thời gian sống và làm giảm tác dụng phụ so với các thuốc nội tiết thế hệ ban đầu. Thuốc điều trị sinh học: Với sự phát triển không ngừng của khoa học hiện đại, một số thuốc điều trị sinh học đã và đang áp dụng có hiệu quả cao trong điều trị ung thư vú như thuốc kháng thể chống yếu tố phát triển biểu mô (Trastuzumab). Tuy nhiên, thuốc này cũng chỉ được chỉ định trong các trường hợp mắc ung thư vú có thụ thể yếu tố phát triển biểu mô dương tính và hiện nay giá thành của thuốc còn đắt nên việc áp dụng chưa được rộng rãi. Ngoài ra, còn một số thuốc khác như thuốc chống tăng sinh mạch bevacizumab cũng được chỉ định trong điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn tái phát di căn xa. Những biến chứng sớm của phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú: Nhiễm trùng vết mổ: Vùng mổ có thể sưng nề, tấy đỏ, có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng toàn thân nhưng hiếm khi

Nguồn TTOL: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/suckhoe/412186/index.html