Thổ Nhĩ Kỳ sẽ liều lĩnh tiếp tục bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga?

Nga sẽ không chỉ tác chiến ở Syria và về nước một cách đơn giản vì sợ Thổ Nhĩ Kỳ bởi Tổng thống Nga Putin cũng không phải loại chính trị gia chỉ biết cam chịu áp lực.

Su-34 của Không quân Nga ở Syria.

Ngày 8/2/2016 vừa qua, trên trang RBTH của Nga, tác giả Georgy Bovt đã có một báo cáo nhận định về những leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời lý giải câu hỏi liệu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có liều lĩnh, tiếp tục gây căng thẳng, thậm chí cho quân đội bắn rơi máy bay của Nga dưới cáo buộc máy bay Nga vi phạm không phận nước này hay không.

Theo nhà báo Georgy Bovt, căng thẳng giữa Nga và Thổ đang ngày càng gia tăng khi Nga ngày càng không nể sợ còn Thổ Nhĩ Kỳ không có dấu hiệu nào cho thấy nước này sẽ từ bỏ các lợi ích chiến lược liên quan đến tình hình Syria.

Vậy, quan hệ Nga - Thổ có thể lâm vào một cuộc đụng độ hay chiến tranh quân sự hay không?

Biếm họa: Nguy cơ leo thang, đụng độ quân sự Nga - Thổ (ảnh RBTH).

Cuối tháng 1 vừa qua, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng cáo buộc máy bay chiến đấu ném bom Su-34 của Không quân Nga đã vi phạm không phận nước này gần biên giới Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ sau đó cũng đã cảnh báo Nga rằng Moscow có thể sẽ gánh chịu hậu quả nếu không chấm dứt các hành động xâm phạm như Ankara cáo buộc.

Quân đội Thổ Nhì Kỹ cũng đã chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở cấp độ Vàng, tức là đã sẵn sàng cho một cuộc đụng độ quân sự với nước ngoài.

F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được phép bắn hạ máy bay chiến đấu của nước ngoài nếu phát hiện xâm phạm không phận mà không cần đợi lệnh của thượng cấp.

Tác giả Georgy Bovt cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là chính trị gia thích chơi với những tình huống leo thang căng thẳng, đặc biệt khi đó là một tình thế khó khăn.

Tình thế càng hiểm học, ông Erdogan sẽ "đặt cược càng cao", sự tự tin và độc lập của Erdogan đôi khi lại trở thành điều khó chịu, dễ khiến cho Washington nổi cáu.

Vậy, nếu sự kiềm chế của Erdogan không được thể hiện thì liệu quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ có bắn hạ máy bay quân sự của Nga như hồi tháng 11 vừa qua trên tinh thần "chống lại sự xâm phạm của Nga" hay không?

Câu trả lời có thể là có nhưng để làm được điều này sẽ khó hơn hồi tháng 11 năm 2015 khi Thổ Nhĩ Kỳ cho máy bay F-16 bắn rơi 1 chiếc Su-24 của Không quân Nga.

vTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Hiện Nga đã đưa và triển khai trực chiến đối với các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 ở Syria.

Một vùng cấm bay đã được quân đội Moscow thiết lập ở phía Bắc Syria mà không cần thông báo.

Đương nhiên, các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ cũng biết được rằng chúng sẽ không thể hoạt động tự do như trước khi có tên lửa S-400 hiện diện ở miền Bắc Syria.

Bất cứ máy bay nào "không được mời" khi bay vào không phận của Syria ở miền Bắc đều bị theo dõi và có thể bị bắn hạ vào bất cứ lúc nào, một khi muốn bắn máy bay Nga, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ còn nước liều chết để tấn công.

Lợi ích của Ankara ở Syria

Tình hình ở khu vực trở nên phức tạp hơn khi Ankara thể hiện các dấu hiệu cho thấy nước này đã quyết định tham gia vào cuộc xung đột ở Syria bằng các chiến dịch trên bộ.

Georgy Bovt cho rằng mục đích của sự hiện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria không phải để tiêu diệt khủng bố IS mà chính yếu vẫn là ngăn chặn sự thành công của người Kurd đang chiến đấu chống IS ở miền Bắc Syria.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó có thể triển khai các chiến dịch ở trên bộ tại miền Bắc Syria, đặc biệt là trong khu vực cấm bay mà Moscow đã thiết lập.

Phi công Nga kiểm tra máy bay chiến đấu ném bom Su-34 trước khi xuất kích.

Tính cho đến nay, Moscow mới chỉ thiếp lập chế độ hợp tác trên không với các máy bay chiến đấu của Mỹ trên không phận của Syria, trong khi đó, với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã đình chỉ tất cả các mối liên lạc quân sự sau vụ bắn rơi chiếc Su-24 của Không quân Nga hồi tháng 11/2015.

Chính vì vậy, một khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện diện trong, trên khu vực này, nguy cơ đối đầu quân sự với Nga sẽ tăng lên nhiều lần.

Khi xác định sẽ đối đầu với Nga, đương nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bám vào sự đoàn kết của NATO, tuy nhiên, cũng giống như nhận định của nhiều chuyên gia khác, không phải tất cả các thành viên của NATO đều hứng khởi với trò chơi nguy hiểm, biến họ thành các con tin của chính quyền Ankara như ông Erdogan mong muốn.

Một điều đáng lưu tâm khác là lợi cích của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria không đồng nhất với lợi ích của Mỹ và các đồng minh phương Tây, đặc biệt là trong vấn đề chống khủng bố và đánh giá vai trò của người Kurd trong cuộc chiến chống IS.

Ankara cũng đã công khai "tống tiền EU" bằng việc đe dọa các nước châu Âu sẽ phải gánh chịu hàng trăm ngàn người Syria di cư nếu không hợp tác theo ý đồ của Thổ Nhĩ Kỳ dù hơn 3,4 tỷ USD cho Ankara để giải quyết vấn đề người tị nạn Syria như hứa hẹ của EU cũng không đủ với chính quyền của ông Erdogan.

Nói trên RBTH, ông Georgy Bovt nhắc lại rằng gần đây, một báo cáo giấu tên của tình báo Nga cũng đã chỉ ra các dấu hiệu cho thấy chiếc máy bay Nga bị đánh bom ở Ai Cập có bàn tay của tổ chức Sói Xám, có liên hệ mật thiết với Thổ Nhĩ Kỳ nhúng vào.

Cuối cùng, nhà báo Georgy Bovt cho rằng tất cả những lý do nói trên có thể cũng không ngăn chặn được ông Erdogan liều lĩnh thực hiện các chiến dịch quân sự ở Syria trong tư thế đối đầu với Nga.

Tuy nhiên, quân đội Nga sẽ không chỉ tác chiến ở Syria và về nước một cách đơn giản vì sợ Thổ Nhĩ Kỳ bởi Tổng thống Nga Putin cũng không phải loại chính trị gia chỉ biết cam chịu áp lực.

Hòa Bình

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/tho-nhi-ky-se-lieu-linh-tiep-tuc-ban-roi-may-bay-chien-dau-cua-nga-a227297.html