Thị xã Hồng Lĩnh tổ chức lễ tế Đức tổ Thánh thợ rèn

Sáng nay (14/2, tức mùng 7 tết), tại cụm Di tích lịch sử văn hóa Tiên Sơn (phường Trung Lương, Hồng Lĩnh) diễn ra lễ tế Đức tổ Thánh thợ rèn theo nghi thức của địa phương.

Tương truyền tổ sư nghề rèn ở Trung Lương là ông Đùng. Ông ở trên núi Hồng Lĩnh, thấy dân không có công cụ sản xuất, bèn bới đất lấy sắt, nhổ cây rừng đốt thành than rèn các dụng cụ lao động phát cho mọi nhà.

Từ đó, nhiều người dân trong vùng đến xin ông học nghề. Những người học được nghề đầu tiên đã lập nên làng rèn phường Trung Lương ngày nay. Về sau, dân làng nhớ công đức của ông đã đúc tượng, lập đền thờ tại rú Tiên, nằm ngay giữa làng và gọi là đền ông Thánh thợ.

Trong kháng chiến chống Pháp, thợ rèn Trung Lương đã rèn hàng vạn mã tấu, kiếm, dao găm, sản xuất hơn 2.000 khẩu súng kíp, hàng chục tấn lựu đạn phục vụ dân quân, bộ đội.

Từ giá trị nghề truyền thống, trong những năm gần đây, phường Trung Lương đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho sản phẩm của làng nghề rèn, đúc ngày càng phát triển. Đến nay, ở phường Trung Lương có gần 3.500 hộ rèn đúc, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, thu nhập bình quân từ 6 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Lễ tế là dịp để người dân Trung Lương, những người làm nghề rèn, đúc tưởng nhớ Đức tổ Thánh thợ rèn, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng sinh sôi, nghề rèn đúc truyền thống ngày càng được gìn giữ và phát huy.

Thu Hằng – Cẩm Hà

Xem chi tiết

Đền Cả tổ chức lễ khai hạ đầu xuân

(Baohatinh.vn) - Sáng nay, mùng 6 tết (13/2), tại di tích văn hóa - lịch sử quốc gia Đền Cả, xã Ích Hậu (Lộc Hà) diễn ra lễ khai hạ đầu Xuân.

Nô nức du xuân về các địa chỉ đỏ

(Baohatinh.vn) - Tết sum vầy tình thân nhưng cũng là dịp để mọi người du xuân hướng về cội nguồn. Năm nay, kỳ nghỉ tết kéo dài 9 ngày, ...

Liên quan

Đền Cả tổ chức lễ khai hạ đầu xuân

Nô nức du xuân về các địa chỉ đỏ

Đầu năm đi lễ Hương Tích tự

Đặc sắc không gian Việt

Rào Tre vui đón tết

Xem nhiều

Tương truyền tổ sư nghề rèn ở Trung Lương là ông Đùng. Ông ở trên núi Hồng Lĩnh, thấy dân không có công cụ sản xuất, bèn bới đất lấy sắt, nhổ cây rừng đốt thành than rèn các dụng cụ lao động phát cho mọi nhà.

Từ đó, nhiều người dân trong vùng đến xin ông học nghề. Những người học được nghề đầu tiên đã lập nên làng rèn phường Trung Lương ngày nay. Về sau, dân làng nhớ công đức của ông đã đúc tượng, lập đền thờ tại rú Tiên, nằm ngay giữa làng và gọi là đền ông Thánh thợ.

Trong kháng chiến chống Pháp, thợ rèn Trung Lương đã rèn hàng vạn mã tấu, kiếm, dao găm, sản xuất hơn 2.000 khẩu súng kíp, hàng chục tấn lựu đạn phục vụ dân quân, bộ đội.

Từ giá trị nghề truyền thống, trong những năm gần đây, phường Trung Lương đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho sản phẩm của làng nghề rèn, đúc ngày càng phát triển. Đến nay, ở phường Trung Lương có gần 3.500 hộ rèn đúc, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, thu nhập bình quân từ 6 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Lễ tế là dịp để người dân Trung Lương, những người làm nghề rèn, đúc tưởng nhớ Đức tổ Thánh thợ rèn, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng sinh sôi, nghề rèn đúc truyền thống ngày càng được gìn giữ và phát huy.

Thu Hằng – Cẩm Hà

Xem chi tiết

Nguồn Hà Tĩnh: http://baohatinh.vn/van-hoa-ha-tinh/thi-xa-hong-linh-to-chuc-le-te-duc-to-thanh-tho-ren/109088.htm