Thí điểm không tổ chức HĐND ở cấp huyện, quận, phường: Bộ máy hành chính gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả

Chiều 16-8, Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện, quận, phường, đã tổ chức Hội nghị tổng kết bước 1 thực hiện thí điểm Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc Hội. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã tới dự và chủ trì hội nghị

Bộ máy hành chính được tinh giản gọn nhẹ, người dân sẽ được lợi Ảnh: HOÀNG LONG Hiệu quả rõ rệt Sau hơn một năm rưỡi thí điểm không tổ chức HĐND ở các cấp tại 67 huyện, 32 quận, 438 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đại diện về quyền dân chủ của nhân dân trong việc thực thi quyền lực nhà nước trên địa bàn huyện, quận, phường được đảm bảo; quyền tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước của nhân dân được mở rộng dưới nhiều hình thức. Hoạt động tiếp công dân tại các huyện tăng 17,6% so với các năm trước; tại các quận tăng 6,3%; các phường thuộc quận tăng 11%. Số đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến UBND huyện, phường giảm, số đơn thư được giải quyết cũng đạt tỷ lệ cao. Hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp ổn định, không gây xáo trộn... Bộ máy quản lý hành chính bước đầu tinh gọn, giảm bớt các quy trình, thủ tục hành chính; giảm nguồn chi ngân sách cho tổ chức và hoạt động của HĐND song vẫn đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn. Việc thực hiện giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện, quận, phường được đảm bảo. Kết quả thí điểm trong thời gian qua cho thấy, việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường không những không ảnh hưởng đến quyền dân chủ của nhân dân mà còn tạo thuận lợi hơn cho người dân khi rất nhiều thủ tục hành chính đã được bãi bỏ. Quang cảnh Hội nghị Ảnh: T.L Tiết kiệm cả nghìn tỉ đồng TP Hồ Chí Minh kiến nghị Ban chỉ đạo có thể xem xét không tổ chức HĐND cấp xã ở những nơi đã đô thị hóa. Hoặc chuyển UBND thành Ủy ban hành chính, để có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, làm việc chuyên nghiệp hơn, việc đề bạt, cách chức cán bộ đỡ lòng vòng hơn. Bên cạnh đó, đại diện TP.Hồ Chí Minh cho rằng, cơ quan lập pháp nên nhanh chóng sửa đổi một số điều của Hiến pháp tạo tiền đề sửa đổi cho một số văn bản khác, như Luật tổ chức HĐND, tổ chức bộ máy hành chính ... Ông Võ Duy Khương – Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cũng nhận định: về cơ bản, việc thí điểm đạt được nhiều kết quả tốt và nên triển khai trên tất cả các tỉnh, thành. Tuy nhiên, cần bổ sung đại biểu chuyên trách cấp thành phố thực sự có trình độ, có trách nhiệm với dân; cần sớm thể chế hóa các văn bản, quy định pháp luật về giám sát cũng như làm rõ trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm tập thể trong việc quản lý nhà nước. Đại diện của TP Đà Nẵng cũng “xin” triển khai việc thí điểm không tổ chức HĐND cấp xã vì thực chất HĐND cấp xã chẳng làm gì cả, chỉ tồn tại về hình thức. “Việc triển khai thí điểm này hoàn toàn phù hợp với đề án phát triển chính quyền đô thị của thành phố. Theo thống kê sơ bộ của Sở Tài chính Đà Nẵng, việc thí điểm này sơ bộ tiết kiệm hơn 7 tỷ ngân sách. Mọi công tác triển khai điều hành chính sách kinh tế - xã hội nhanh hơn, chỉ mất hai tuần thay vì một tháng hay hai tháng thậm chí là vài tháng như trước đây”, ông Khương nói. Từ việc thí điểm không tổ chức HĐND thời gian qua, có thể thấy: chúng ta đang đi đúng hướng và tiết kiệm không chỉ ở mặt tiền bạc. Hầu hết các địa phương đều nhất trí nhân rộng mô hình thí điểm này ra cả nước. Lục Bình Hơn 1 năm rưỡi thực hiện chủ trương của Nhà nước, Quốc hội (QH) thí điểm không tổ chức HĐND ở 10 địa phương trên toàn quốc, tôi cho rằng các địa phương đã triển khai một cách khẩn trương, nghiêm túc chủ trương này. Qua báo cáo sơ kết các địa phương gửi về cho thấy, quyền làm chủ của người dân vẫn được đảm bảo thông qua hoạt động giám sát của ĐBQH, hệ thống Mặt trận các đia phương. Các nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu kinh tế, an sinh xã hội, trật tự địa phương cũng rất tốt. Những vấn đề, nhiệm vụ sẽ được đặt ra sau hội nghị này là gì, thưa Bộ trưởng? Theo tôi việc đầu tiên đó là bổ sung một số văn bản, quy định, một số văn bản ký kết liên tịch giữa Chính phủ với MTTQ để quy định rõ việc giám sát của MTTQ, tổ chức quần chúng khi không còn HĐND. Cụ thể việc tăng cường công tác giám sát cơ sở để nâng cao chất lượng giám sát sẽ thế nào sau khi không tổ chức HĐND, thưa Bộ trưởng? Ban chỉ đạo họp bàn đi đến thống nhất sẽ tăng cường hơn vai trò của Mặt trận các cấp, các tổ chức đoàn thể... tất nhiên việc giám sát của Mặt trận khác với giám sát của HĐND trước đây. Nhưng Mặt trận có vai trò tập hợp ý kiến phản ánh của người dân và giám sát quá trình giải quyết các kiến nghị của nhân dân sẽ giúp dân chủ thực hiện một cách triệt để hơn. Sau khi có văn bản ký kết liên tịch giữa Chính phủ và Mặt trận mà tôi vừa nói ở trên, thì hoạt động giám sát của Mặt trận sẽ tốt hơn. Nhiều ý kiến cho rằng, nhân rộng việc thí điểm ra toàn quốc dự báo sẽ có phức tạp, khó khăn cụ thể là những khó khăn gì thưa Bộ trưởng? Quá trình thực hiện thí điểm cũng đã nẩy sinh một số vấn đề như: chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc tiếp nhận các phản ánh, ý kiến, kiến nghị của người dân trên địa bàn, về công tác hướng dẫn, phối hợp hoạt động của HĐND xã, thị trấn được các địa phương giao cho UBND huyện thực hiện. Bên cạnh đó, dù đã triển khai thí điểm hơn một năm qua song quy chế làm việc mẫu của UBND các cấp tại các địa phương thí điểm không HĐND vẫn chưa được ban hành. Nhìn chung chưa có vướng mắc lớn trong quá trình thực hiện, theo tôi khó khăn nhất đó là thời gian thực hiện gấp. Thuận lợi đó là có Nghị quyết 725 thay thế 20 luật chuyên ngành khi không còn cấp HĐND. Tôi nghĩ khi Nghị quyết 725 trở thành một văn bản pháp luật sẽ thuận lợi khi nhân rộng việc thí điểm không tổ chức HĐND trên toàn quốc. Khánh Ly (Thực hiện)

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=16135&menu=1364&style=1