Thế giới nhìn nhận về bạo loạn ở Tân Cương

VIT - “Thời báo Tài chính” Anh cho biết, trong khi Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang chuẩn bị hội ngộ với lãnh đạo các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh G8 tại Ý, thì một cuộc bạo loạn đẫm máu mới quy mô lớn xảy ra tại Tân Cương đã khiến cho 156 người thiệt mạng.

"Thời báo Tài chính" Anh cho biết, trong mấy chục năm qua, Bắc Kinh thường phải đối mặt với cuộc phản kháng với quy mô nhỏ của người dân tộc Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, nhưng quy mô và mức độ của các cuộc phản kháng này từ năm 2007 không ngừng được tăng lên. Bởi vì người Ngô Duy Nhĩ cho rằng, sự phát triển kinh tế chưa khiến họ cảm thấy có bất kỳ một lợi ích nào, mà chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Hán tại Tân Cương. Theo phân tích của “Thời báo Tài chính” Anh, khi con số những người thiệt mạng tại cuộc bạo loạn này vẫn chưa được công bố, Chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng tuyên bố có “bàn tay đen” đứng đằng sau cuộc bạo loạn này, chỉ trích cuộc bạo loạn là do lãnh tụ của tộc người Duy Ngô Nhĩ bên ngoài biên giới nhúng tay. “Thời báo tài chính” bình luận, sự chỉ trích này của Bắc Kinh rất có thể trong thời gian ngắn có thể khiến tất cả những lời bình luận về nỗi đau của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương sẽ không được tiết lộ trên các phương tiện truyền thông. Khi đề cập đến tâm lý bất mãn của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, cũng giống với Tây Tạng, Tân Cương cũng sẽ là một khu vực dân tộc thiểu số. Trong hai khu vực này, tự do tôn giáo đã chịu sự hạn chế nghiêm khắc. Dân tộc Hán chiếm số đông tại Trung Quốc càng ngày càng chiếm vị thế chủ đạo trong nền kinh tế nơi đây. Điều này đều khiến cho người Duy Ngô Nhĩ cảm thấy bất mãn. Còn tại khu vực Tân Cương việc xuất hiện nhiều người Hán giàu có đến để cải tạo Tân Cương trên một mức độ khác lớn đã thay đổi cơ cấu kinh tế của Tân Cương, khiến cho rất nhiều người Duy Ngô Nhĩ mất đi việc làm. Biến hay bất biến? “Tờ Độc Lập” của Nga chỉ ra nhiều lời bình luận về sự việc bạo loạn tại Tân Cương trong bài viết mang tên “Hiện thực đàn áp đằng sau bộ mặt của Trung Quốc”. Bài báo đã đưa ra những minh chứng về vụ bạo loạn của Tân Cương và khẳng định sau nhiều năm nhưng những chính sách của Trung Quốc tại khu vực này vẫn không hề thay đổi. Theo bài viết, trong sự kiện bạo loạn tại Tân Cương bên nào cũng cho là mình đúng. Phía Bắc Kinh thì cho rằng, họ chỉ trấn áp những nhóm giết người hàng loạt có tổ chức của một vùng dân tộc thiểu số, trong khi dân Tộc Duy Ngô Nhĩ lại cho rằng cảnh sát đã nổ súng vào nhóm người vì hòa bình của họ. Theo bài báo của phía Nga, Trung Quốc đã chỉ trích lần bạo loạn này có thể là một phần trong hoạt động phân tách chống chủ nghĩa khủng bố của thế lực nước ngoài. Nhưng giới truyền thông Nga nhận định, không phải vì thế mà Bắc Kinh vô tội trong vụ bạo loạn lần này. Theo bài báo của Nga, về lĩnh vực kinh tế, Tân Cương cũng khá phát triển và sung túc, nhưng các chính sách “quả đấm thép” của Bắc Kinh đối với Tân Cương lại không có những thay đổi. Theo tờ “Độc lập” của Nga, bất luận là người Tây Tạng hay người Tân Cương họ đều có những sách lược đối với Trung Quốc, khu vực này có những nguồn khoáng sản và khí đốt khá phong phú. Mặc dù kinh tế Trung Quốc có những tiến trình phát triển nhanh chóng nhưng nước này không chấp nhận được sự đa nguyên hóa về nền văn hóa, chỉ muốn cùng với họ thống nhất về chính trị - một đất nước “ trăm sông quy về một mối”. Tờ “Độc lập” của Nga khép lại bài viết với một hồi kết rằng, trải qua nhiều năm Trung Quốc đã có những thay đổi nhanh chóng nhưng trong một vài lĩnh vực cần thiết thì Trung Quốc vẫn chưa thể thay đổi. Tờ "The Times" và "Guardian” của Anh đều đưa ra những so sánh với tình hình của Tân Cương và Tây Tạng. Guardian nhận định, thời gian vụ bạo loạn ở Tân Cương nổ ra cũng là lúc Trung Quốc bước vào giai đoạn hiện đại hóa và thế giới bước vào thời kỳ nhất thể hóa, các dân tộc thiểu số tìm cơ hội đấu tranh giành vị trí cho mình. Những nhận định của “The Times” cũng chỉ ra rằng, giống như cuộc trấn áp những người Tây Tạng, phương thức của Bắc Kinh đối đãi với người Duy Ngô Nhĩ cũng thể hiện rõ một điều rằng chủ nghĩa dân tộc của người Hán không thể đem lại hòa bình ổn định cho cả dân tộc Trung Quốc. “The Times” còn bình luận rằng, cũng giống như cuộc bạo loạn diễn ra tại Tây Tạng, vụ bạo loạn tại Tân Cương cũng xảy ra trong kỳ nhạy cảm nhất, Trung Quốc đang chuẩn bị chào đón lễ kỷ niệm tròn 60 năm ngày quốc khánh nước CHND Trung Hoa. Trung Quốc muốn cho cả thế giới thấy một nước Trung Hoa giàu có và đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, cuộc bạo loạn tại Tân Cương đã vẽ lên một bức tranh hoàn toàn trái ngược, một dân tộc thiểu số bị thống trị cảm thấy phẫn nộ khi bị mất đi nền văn hóa, sự tự do và quyền tự quyết của mình. Trung Quốc cần phải nhìn nhận lại vấn đề của mình Một bài báo của tờ “Guardian” Anh phân tích, sự kiện bạo loạn này không thể chỉ đổ lỗi cho một số tổ chức ly khai như phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, nó có thể còn có một nguyên nhân khác, ví dụ như sự dung hòa văn hóa và sự đồng hóa của mấy chục năm qua, hơn nữa còn cả sự di dân với quy mô lớn của người Hán. Ngoài ra, tại đường Thanh Trân thường xuyên dán các tờ quảng cáo cảnh cáo người Hồi giáo rằng, nếu họ đơn độc tôn thờ Mecca thì sẽ thuộc vào hành vi phạm tội. Ngoài ra, không cho phép họ mặc những trang phục hồi giáo, để râu và không cho phép cầu nguyện tại nơi làm việc… Những điều này đã khiến cho người Duy Ngô Nhĩ uất hận. Theo bài báo phân tích, những lời đổ lỗi đơn thuần cho thế lực bên ngoài của Chính phủ Trung Quốc chính là phủ nhận và không muốn giải quyết vấn đề. Bất luận là vấn đề Tây Tạng hay vấn đề Tân Cương, chính quyền Trung Quốc cần phải bắt đầu thừa nhận bản thân mình đã tồn tại một hiện thực của vấn đề. Ép buộc không phải là một lời giải cho vấn đề này.

Nguồn VITINFO: http://vitinfo.com.vn/muctin/quocte/la62905/default.htm