Thăm sào huyệt cuối cùng của chế độ ngụy quyền

Sau ngày toàn thắng 30/4/1975 đến nay, Dinh Độc Lập là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Giờ đây, Dinh Độc Lập đang là điểm đến của nhiều du khách.

Dinh mới được chính quyền Sài Gòn đặt tên là Dinh Độc Lập (hay còn có tên khác là Phủ Đầu Rồng , Phủ Tổng thống). Dinh được đưa vào sử dụng chính thức vào ngày 31/10/1966. Trong các đời tổng thống chế độ cũ, Nguyễn Văn Thiệu là người đứng đầu có thời gian nắm quyền lâu nhất trong Dinh (từ tháng 10/1967 - 21/4/1975).

Ngày 27/02/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

Ngô Đình Diệm quyết định khởi công xây dựng Dinh ngày 01/7/1962. Trong thời gian xây dựng Dinh mới, gia đình Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 02/11/1963 . Do vậy, ngày khánh thành Dinh 31/10/1966 người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia. Ngô Đình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Độc lập nhưng ông ta không được sống ở đây một ngày nào, mà người có thời gian sống ở Dinh thự này lâu nhất là Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975)

Bằng chiến thắng vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - Xuân 1975, 11 giờ 30 phút ngày 30/4 /1975, lá cờ cách mạng đã được kéo lên nóc Dinh Độc Lập và đại diện quân giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.

Phòng làm việc của Nguyễn Văn Thiệu lúc bấy giờ

Hệ thống máy móc trong dinh độc lập

Bản đồ tác chiến của chế độ cũ

Chiếc máy bay chiến đấu F5E do Mỹ sản xuất và trang bị cho quân đội Sài Gòn cũ được phi công phản chiến Nguyễn Thành Trung được ta bố trí hoạt động trong lực lượng không quân địch sử dụng để ném bom xuống Dinh Độc Lập lúc 8 giờ sáng ngày 8/4/1975, nay được trưng bày trong khuôn viên Dinh để du khách tham quan, tìm hiểu.

Từ phòng Đại yến, du khách có thể đi lên để tham quan các phòng ở trên hoặc xuống dưới các tầng hầm, là nơi làm việc, họp bàn tình hình chiến sự.

Bản đồ chiến sự mà chế độ cũ thường dùng trong một tầng hầm

Phòng vui chơi của các sĩ quan tướng, tá ngụy quyền trong dinh

Một số thiết bị máy móc phát thanh được đặt dưới tầng hầm

Bàn làm việc của tổng thống ngụy thời điểm đất nước còn chiến tranh

Cận cảnh con báo hoa tại phòng làm việc của Thiệu

Bản sao chiếc xe jeep lùn, chở Dương Văn Minh đến đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng.

Lá cờ, con dấu và huân huy chương thứ hạng cao của chế độ cũ mà bộ đội ta thu được trong Dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1975 hiện được trưng bày tại phòng triển lãm chính đặt ở tầng 1 trong Dinh

Phòng ngủ của tổng thống ngụy quyền trong tầng hầm khi có biến cố xảy ra

Phòng tiếp khách trong nước của các đời tổng thống ngụy quyền trong những năm đất nước chưa giải phóng

Phòng đại yến

Chiếc Mercedes mà Thiệu thường dùng

Quà tặng, chiến lợi phẩm của sau những giờ đi săn của tướng, tá ngụy

Chiếc máy bay cùng loại với máy bay Nguyễn Văn Thiệu thường dùng

Lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh

Tổng thống Dương Văn Minh và nội các chính quyền ngụy Sài Gòn đầu hàng quân giải phóng ngày 30/4/1975.

Ngày nay, du khách có thể thoải mái đi lên đỉnh cao nhất của dinh để ngắm nhìn thành phố sau những ngày giải phóng

Hàng ngày có hàng ngàn lượt người tới thăm và tìm hiểu lịch sử cách mạng Việt Nam và lịch sử chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975 tại Dinh Thống Nhất hôm nay.

Nguồn Đất Việt: http://dulich.baodatviet.vn/tin-tuc/du-lich/diem-den/tham-sao-huyet-cuoi-cung-cua-che-do-nguy-quyen/20124/204483.datviet