Tạ Phong Tần - Người đàn bà và trang blog độc hại

Khoảng 3 năm trở lại đây, trên mạng Internet xuất hiện một blog có tên "Công lý - Sự thật" mà tác giả của nó là một phụ nữ, tên Tạ Phong Tần. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như blog ấy cũng chỉ là một "nhật ký mạng" bình thường như bao nhiêu blog khác - nghĩa là không gian riêng để người ta giao lưu học hỏi, trao đổi tâm tình, thư giãn giải trí…

Blog "Công lý-Sự thật" của Tạ Phong Tần lại là nơi chứa đựng những quan điểm sai trái, những luận điệu vu khống, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và hơn hết, là nơi để Tạ Phong Tần kiếm "đô la" từ những thế lực cực đoan, phản động ở nước ngoài… Vài nét về Tạ Phong Tần Sinh năm 1968 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Trong thời gian công tác tạI Sở Thương mại - Du lịch (TNDL) tỉnh Bạc Liêu, phát xuất từ những bất mãn cá nhân, Tạ Phong Tần viết bài gửi cho Đài BBC, gồm: "5 căn bệnh của công chức Việt Nam", "Chuyện thi cử ở Việt Nam", "Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh", "Đừng tận thu thuế để bần cùng hóa người dân", mà nội dung dựa vào một vài những sai sót, yếu kém của bộ máy Chính quyền Nhân dân ở địa phương để vơ đũa cả nắm, xuyên tạc sự thật mà cụ thể như bài: "Đừng tận thu thuế để bần cùng hóa người dân". Trong bài viết này, Tạ Phong Tần cho rằng "Luật thuế thu nhập cá nhân chỉ nhằm vào những người nghèo làm ăn chân chính, còn những đối tượng khác đáng phải thu thì luật không nhắm vào". Có thể nói, chỉ với một đoạn ngắn vừa nêu, đã thấy Tạ Phong Tần cố tình xuyên tạc sự thật một cách trắng trợn. Thử hỏi "những đối tượng khác đáng phải thu thì luật không nhắm vào" mà chị ta viết, là những đối tượng nào? Qua báo chí, người đọc vẫn thường thấy những thông tin, đại loại như ca sĩ này đóng thuế thu nhập cá nhân mỗi tháng năm, bảy chục triệu, phòng mạch tư của bác sĩ kia đóng hai, ba chục triệu... thì họ có phải là "những đối tượng luật không nhắm vào" hay không? Chưa kể sau khi thăm dò ý kiến dư luận, Luật Thuế thu nhập cá nhân đã nhiều lần điều chỉnh mà mục đích không ngoài việc giúp cho những người có thu nhập thấp, không phải chịu thiệt thòi. Một cán bộ lãnh đạo Sở TMDL Bạc Liêu cho biết: “Phát hiện những việc làm sai trái của cô Tần, chúng tôi đã nhiều lần phân tích, thuyết phục cô Tần nên từ bỏ việc viết bài có nội dung xuyên tạc, sai sự thật nhưng cô ấy vẫn chứng nào tật nấy”. Đến cuối năm 2006, do ý thức tổ chức kỷ luật kém, thường xuyên gây mất đoàn kết nội bộ, làm đơn tố cáo sai sự thật, Tạ Phong Tần bị cho thôi việc. "Công lý" đôla! Tháng 4/2007, Tạ Phong Tần rời Bạc Liêu lên TP HCM, rồi được nhận vào làm nhân viên pháp lý trong Công ty Đại Sinh Hàn Việt. Sau đó, thông qua người của Công ty này, Tạ Phong Tần làm quen với Nguyễn Văn Hải, biệt danh "Điếu cày" - đã bị phạt tù vì tội trốn thuế. Theo lời rủ rê của Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần gia nhập cái gọi là "Câu lạc bộ nhà báo tự do" (CLBNBTD). CLBNBTD là nơi quy tụ những thành phần cơ hội, bất mãn, chống đối ở trong nước, với sự hà hơi, tiếp sức về tài chính của các tổ chức người Việt chống Cộng cực đoan ở nước ngoài. Sử dụng mạng Internet, những thành viên trong CLBNBTD đã tán phát hàng nghìn bài viết, nội dung chẳng khác gì những bài do Tạ Phong Tần gửi cho Đài BBC mà tôi vừa nêu ở trên - nghĩa là xuyên tạc, vu khống - vu khống và xuyên tạc theo kiểu "nói hoài, nói mãi thì thế nào cũng có người tin!". Tháng 8/2007, Tạ Phong Tần đã gặp gỡ một số thành viên trong CLBNBTD tại một quán cà phê ở quận 3, TP HCM. Trong buổi gặp này, có mặt Nguyễn Văn Hải (chủ nhân blog Điếu cày), Phan Thanh Hải (blog BaSG), Vũ Quốc Tú (blog Uyên Vũ), Ngô Thanh Tú (blog Thiên Sầu), Lê Hồ Ngọc Điệp (blog Trăng đêm) và Tạ Phong Tần (blog Công lý - Sự thật). Sau này, khi được Cơ quan Công an mời lên làm việc, một thành viên trong nhóm đã khai rằng trong CLBNBTD, Lê Xuân Lập là chủ tịch danh dự, Nguyễn Văn Hải là chủ nhiệm, Tạ Phong Tần phụ trách trang Khoa học Pháp lý, Phan Thanh Hải là cố vấn pháp luật, Vũ Quốc Tú phụ trách trang Văn học Nghệ thuật, Ngô Thanh Tú phụ trách trang Du lịch Văn hóa. Đặc biệt hơn nữa, thành viên ấy còn khai rằng kinh phí để trang web CLBNBTD hoạt động, là do một nhân vật hiện sống ở Canada, tên là Sỹ Hoàng, cung cấp. Cần nên biết rằng Sỹ Hoàng chính là Trung ương ủy viên của tổ chức khủng bố Việt Tân ở hải ngoại, đồng thời cũng là người phụ trách trang web "Tự do ngôn luận" của tổ chức khủng bố Việt Tân. Trên trang web CLBNBTD, Tạ Phong Tần đã lần lượt viết những bài, như: "Hèn", nội dung xúc phạm đến ngành Công an, "Cộng đồng mạng và ngày 19/12/2007", "Tường thuật biểu tình ngày 16-12-2007", nội dung ca ngợi, lên dây cót tinh thần của một số người có hành vi vi phạm pháp luật, và bài "Mời hay bắt người trái phép"... Làm nhân viên pháp lý trong Công ty Đại Sinh Hàn Việt được mấy tháng, Tạ Phong Tần bị cho nghỉ việc. Tháng 5/2008, sau khi Nguyễn Văn Hải (Điếu cày) bị bắt vì tội trốn thuế, nhóm CLBNBTD tổ chức họp ở văn phòng luật sư Lê Trần Luật. Tại đây, Phan Thanh Hải đã giới thiệu cho Tạ Phong Tần làm quen với Lê Trần Luật rồi sau đó, Tần được Lê Trần Luật nhận vào làm việc với mức lương 4 triệu đồng/ tháng. Nhiệm vụ của Tạ Phong Tần là soạn thảo luận cứ bào chữa cho nhóm "Bạch Đằng Giang" do Trương Minh Đức, Phạm Bá Hải thành lập dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Công Bằng, kẻ cầm đầu tổ chức phản động đảng Vì dân ở Mỹ, soạn thảo luận cứ bào chữa cho Phạm Thanh Nghiên, Phạm Văn Trội, Nguyễn Xuân Nghĩa thuộc cái gọi là "Khối 8406", cùng nhóm 8 người gây rối ở Giáo xứ Thái Hà. Không những thế, theo lời thừa nhận của Tạ Phong Tần, thì: "Nhiều lần viết bài, trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài. Nội dung nói xấu ngành Công an, nói xấu Nhà nước" mà cụ thể là tháng 3/2009, Tạ Phong Tần đã trả lời phỏng vấn của Anh Trinh, phóng viên Đài Hoa mai, thuộc đảng Vì dân, trả lời phỏng vấn của Bảo Khánh, phóng viên Đài Sydney Radio của tổ chức khủng bố Việt Tân ở Australia, của phóng viên Hoàng Hà, Đài Chân trời mới - Việt Tân. Vẫn theo lời Tạ Phong Tần: "Tính đến tháng 5/2009, tôi đã viết 864 bài trên blog Công lý - Sự thật. Viết và trả lời cho các đài phát thanh BBC, RFI, RFA trên 100 bài. Cứ mỗi bài, BBC trả tôi 28 bảng Anh (khoảng 40 USD). Tổng cộng từ năm 2007 đến nay, tôi đã nhận được gần 15.000 USD từ nhiều báo, đài như vừa kể...".

Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/sukien/2010/7/72848.cand