Sừng trâu trong y học

Sừng trâu còn gọi là thủy ngưu giác, người Á Đông dùng làm dược liệu. Đây là loại hầu như có sẵn và ở khắp nơi các nước Châu Á. Và ngay cả y học hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của sừng trâu.

Trong sách “Danh y biệt lục” có viết: Sừng trâu có thể dùng chữa chứng đau đầu do thời khí nóng lạnh thất thường. Còn theo sách “Đại Minh bản thảo” thì viết: Sừng trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao. Các cuộc nghiên cứu tại Trung Quốc thì ghi nhận: Sừng trâu chứa 17 loại a-xít a-min. Kết quả phân tích bán vi lượng trên máy quang phổ cho thấy thành phần các chất hữu cơ và vô cơ trong rừng sâu cơ bản tương đồng. Một cuộc nghiên cứu lâm sàng đối với 3.270 bệnh nhân tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Quảng Đông đã ghi nhận kết quả, việc sử dụng sừng trâu điều trị cho kết quả khả quan đối với 30 loại bệnh như: Viêm não B, trẻ con sốt nóng, ban huyết do giảm tiểu cầu, thần kinh phân liệt... Theo sách “Hiện đại thực dụng Trung dược học” của Trung Quốc sừng trâu có tác dụng dược lí như sau: Làm mạnh tim, hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim; giảm số lượng bạch cầu, tăng lượng tiểu cầu, rút ngắn thời gian đông máu, giảm tính thông tháo của mao mạch; Ưác chế đối với trực khuẩn coli (colibacillus), liên cầu khuẩn gây viêm não beta, chống viêm. Giảm cường độ co giật, Giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh, làm tăng lượng cholesterol tốt. Theo Đông y, sừng trâu vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng chữa bệnh sốt cao, hôn mê, kinh phong, ban xuất huyết. Khi bị ban xuất huyết giảm tiểu cầu, lấy sừng trâu cưa nhỏ 50g cho vào nồi đất, thêm nước rồi đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa chừng nửa giờ, cho vào 500g đậu phụ và nấu tiếp khoảng 15 phút nữa là được. Có thể thêm mắm muối cho hợp khẩu vị để dùng; ăn đậu phụ và uống nước canh này sẽ khỏi bệnh. Cách đây 10 năm, giới lương y Trung Quốc sử dụng sừng trâu (cornu bubali) thay cho sừng tê giác (cornu rhinocen). Sách “Dược liệu nguồn gốc động vật Trung Quốc” sau mục sừng tê giác ghi: “Các lương y tỉnh Quảng Đông đã dùng sừng trâu tức là sừng con thủy ngưu (bubalis bubalis L) để thay sừng tê giác”. Và các vị lương y này xác nhận, dùng sừng trâu thay sừng tê giác cũng thu được kết quả tốt không kém, và dược điển Trung Quốc năm 1990 đã bỏ vị sừng tê giác mà chỉ còn vị sừng trâu hay sừng thủy ngưu”. Trong sách “Trung Hoa lâm sàng dược học” in năm 1998 cũng đưa sừng trâu vào nhóm thuốc thanh nhiệt, lương huyết. Ưáng dụng chữa: chứng hỏa nhiệt, họng sưng đau, chứng phát ban, thổ huyết, xuất huyết dưới da; an thần chữa chứng sốt cao và hôn mê. Tác dụng trừ thấp thông lâm, chữa các chứng sỏi đường tiết niệu. Gần đây, Trung Quốc, y học đã dùng sừng trâu thay cho sừng tê giác trong một số bài thuốc có kết quả tốt như: Điều trị 98 ca viêm gan B mãn tính, khỏi 50 ca. Điều trị 30 ca ban xuất huyết giảm tiểu cầu, khỏi 5, chuyển biến tốt 11, có kết quả 5. Điều trị 28 ca thấp khớp cấp và viêm đa khớp đạt kết quả 54,2%. Điều trị 161 ca viêm tắc mạch máu, kết quả tốt 82% Như vậy, sừng trâu trong nhóm thuốc thanh nhiệt lương huyết và đây là một nguồn thuốc dồi dào để trị các bệnh sốt xuất huyết, các viêm não cấp trong mùa hè Hữu Ngô (Tổng hợp thông tin)

Nguồn Báo Người cao tuổi: http://nguoicaotuoi.org.vn/story.aspx?id=3974&lang=vn&zone=6&zoneparent=0