Sự tự tin của quân đội Trung Quốc

Sách trắng quốc phòng Trung Quốc gần đây nhất cho thấy việc sẵn sàng sử dụng một quân đội đang được hiện đại họa để giải quyết các tranh chấp ngoại giao.

Tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói với Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng, nước này vẫn đang trong một giai đoạn "cơ hội chiến lược". Gần sáu tháng sau đó, điều này được sự nhất trí cao từ các nhà hoạch định quân sự khi thể hiện rõ ràng qua sách trắng quốc phòng. Sách trắng nhấn mạnh tầm quan trọng từ sức mạnh kinh tế đang trỗi dậy của Trung Quốc và dĩ nhiên không thiếu những lời thanh phiền về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, việc Mỹ dính dáng vào châu Á - Thái Bình Dương và quyết định củng cố các liên minh quân sự của mình trong khu vực. Tuy nhiên, sách đưa ra đánh giá hết sức lạc quan về sức mạnh quốc gia chính là "kinh tế". Cũng không hẳn Trung Quốc không ý thức đầy đủ về những nguy cơ bắt nguồn từ tăng trưởng. Nhưng cũng không hề thấy ngạc nhiên khi Trung Quốc cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết sau thành công vượt bậc về mặt kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm trong những năm gần đây. Sách trắng mới nhất lập luận rằng, "sức mạnh toàn diện của Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn mới". Tuy nhiên, khác với cuốn sách trước, vốn chỉ đơn giản nhấn mạnh rằng, Trung Quốc "sẽ không tìm kiếm bá quyền hoặc tham gia mở rộng quân sự... bất kể phát triển thế nào". Tài liệu mới nhất nói rõ ràng hơn rằng: "Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, cho dù phát triển kinh tế ra sao". Ảnh: Diplomat Cho dù có những khẳng định rõ ràng như vậy, Trung Quốc vẫn có sự tự tin mạnh mẽ khi đối mặt với những hoài nghi gia tăng về chính họ. Sách trắng nhấn mạnh: "các động thái can thiệp và chống lại Trung Quốc từ bên ngoài và gây áp lực với Trung Quốc xảy ra khi họ tìm kiếm cách bảo vệ quyền và lợi ích trên vùng lãnh thổ, vùng biển rộng lớn". Trước mắt, sách trắng đưa ra bốn sứ mệnh lớn với quốc phòng Trung Quốc: - Bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia. - Đảm bảo duy trì ổn định và hài hòa xã hội; - Đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng và các lực lượng vũ trang; - Duy trì hòa bình và ổn định thế giới. Mặc dù không xuất hiện nhiều điểm mới mẻ, nhưng ở đây có những sự khác biệt thú vị trong tài liệu mới nhất so với các sách trắng trước đây. Ví dụ, về vấn bảo vệ lợi ích an ninh đất nước, không gian mạng lần đầu tiên được xem xét như một trọng điểm quốc phòng. Với việc tạo lập một hệ thống hoạt động chung được coi như đặc điểm chính của hiện đại hóa quân đội Trung Quốc (PLA), sách trắng lần này nhấn mạnh đến phát triển công nghệ thông tin. Tài liệu cũng khẳng định, Trung Quốc đã có thành tựu đáng kể trong phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong các lực lượng vũ trang, với tổng chiều dài "mạng lưới cáp quang truyền thông quốc phòng đã có sự tăng trưởng lớn". Theo sách trắng, PLA đã có tiến bộ lớn trong công cuộc hiện đại hóa và những gì họ mô tả là "thông tin hóa" các lực lượng của mình. Trong các năm trước, việc xây dựng các khả năng chiến đấu mới để thắng thế tỏng các cuộc chiến tranh địa phương - và tăng cường hỏa lực, tính linh động, khả năng bảo vệ và hỗ trợ cần thiết - được nhấn mạnh. Tài liệu mới nhất còn nhấn mạnh rằng, PLA đã phát triển những loại hình mới trong các lực lượng chiến đấu, tối ưu hóa tổ chức và cơ cấu, đẩy mạnh mã số hóa và nâng cấp vũ khí chiến đấu, triển khai những nền tảng vũ khí mới. Về tình hình cụ thể của các lực lượng, sự chuyển dịch của không quân PLA được cho là tập trung vào phòng không và tên lửa, việc đào tạo trong môi trường điện từ và những tình huống chiến thuật phức tạp được thực hiện. Với Hải quân PLA, tài liệu nhấn mạnh, việc hiện đại hóa lực lượng dường như liên quan tới yêu cầu "chiến lược phòng thủ ngoài khơi". Nhưng có lẽ là để khiêu khích các đối thủ của Trung Quốc, không có chi tiết chính xác về chiến lược này. Dù sao cũng có một điều rõ ràng là, PLA đang hướng tới những hconj lựa hậu cần mới để đảm bảo cho các sứ mệnh hàng hải mở rộng, trong khi tiếp tục đầu tư vào hệ thống hỗ trợ trên bờ. Với Lực lượng Nhị pháo PLA - trực tiếp dưới sự chỉ huy và kiểm soát của Quân ủy Trung ương và được xem là lực lượng nòng cốt cho răn đe chiến lược được gia tăng bốn khả năng gồm: phản ứng nhanh, thâm nhập, tấn công chính xác và gây tổn thất. Vậy làm thế nào để báo cáo tin rằng, các nỗ lực hiện đại hóa đang diễn ra? Một lần nữa, đánh giá đưa ra khác lạc quan. Ví dụ, báo cáo nói rằng đã có sự "tham gia đáng kể các khả năng của PLQ trong các hoạt động diễn tập tầm xa, liên khu vực, các chiến dịch hộ tống ở những vùng biển xa và những môi trường chiến trường phức tạp". Để né tránh những âm thanh báo động từ bên ngoài, lần đầu tiên, sách trắng giới thiệu một phần riêng biệt mang tên "Xây dựng lòng tin quân sự", tập trung vào sự tham gia của Trung Quốc trong các cuộc tham vấn chiến lược, những biện pháp xây dựng lòng tin ở các khu vực biên giới, hợp tác về an ninh hàng hải, tham gia các cơ chế an ninh khu vực và trao đổi quân sự. Đây không phải là lần đầu tiên những thông tin như vậy đưa ra trong một cuốn sách trắng, nhưng lần này, nó được trình bày một cách toàn diện. Vậy những gì có thể rút ra từ sách trắng mới nhất? Có lẽ quan trọng nhất, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng, Trung Quốc đang ngày một tự tin về sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, và thấy trước một môi trường quốc tế có lợi cho sự phát triển các tài sản vô hình và hữu hình của họ. Thái hai, đó là các khả năng trình diễn lực lượng, cùng với việc làm rõ sự tham gia của Trung Quốc trong các sứ mệnh LHQ, về vai trò "xây dựng" của họ trong an ninh khu vực và chỉ ra rằng, mục tiêu quốc phòng là "duy trì hòa bình và ổn định thế giới, với tư tưởng ngày càng sẵn ssangf đảm nhận một vai trò lãnh đạo trong các công việc toàn cầu. Thứ ba, tài liệu dường như nhấn mạnh quyền lực của đảng cầm quyền với các lực lượng vũ trang. Cuối cùng là đề cập cụ thể mang tên "Hệ thống luật pháp quân sự", nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp ước quốc tế và các đạo luật nội địa liên quan với các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Bất luận thế nào, báo cáo vẫn để lại ấn tượng rằng, Trung Quốc sẽ ngày càng dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế để giải quyết những tranh chấp ngoại giao. Và, thật mỉa mai, trong khi nỗ lực tăng cường lòng tin thông qua sự minh bạch hơn thì cuối cùng, Trung Quốc lại chỉ có thể đem lại một cái nhìn rõ ràng hơn về chính họ vốn khiến những nước khác lo lắng. * Rukmani Gupta là một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở New Delhi. Thụy Phương (Theo diplomat)

Nguồn TuanVietNam: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-05-13-su-tu-tin-cua-quan-doi-trung-quoc