Sự trùng hợp đầy bất ngờ về hai ngôi mộ thiêng

(Nguoiduatin.vn) - Có một điều kỳ diệu, sau khi an táng tại huyệt mộ hiếm, hai cậu cháu Nguyễn Đức Lượng đều đỗ trạng nguyên

Khi đó, cụ Đức Lượng về nhà, mặt buồn rầu đau khổ vì mất chỗ đất táng cha. Không những thế, em gái mình còn bị mang tiếng với thiên hạ. Bên ngoài, dân làng lời ra tiếng vào cho rằng, công tử Doãn Toại là người may mắn, đã có được người con gái tốt lại có đất quý an táng nên cụ Lượng càng bực tức. Thấy vậy, thầy phong thủy đành động viên rằng, việc trời làm vậy, đất này tuy mất huyệt chính, còn có huyệt bàng. An táng cụ Ký vào phần đó con cháu vẫn phát được.

Ông Thắng đang trao đổi với PV Người đưa tin.

Dù không được như dự định ban đầu nhưng cuối cùng cụ Đức Lượng đành chấp nhận táng cha vào huyệt bàng nằm bên cạnh công tử Doãn Toại. Theo lời của ông Thắng, cụ Nguyễn Bá Kỳ được táng vào huyệt mộ vào năm 1494 khi cụ Nguyễn Đức Lượng vừa tròn 30 tuổi. Mặc dù là chuyện ngoài dự kiến nhưng mãi đến bây giờ con cháu của cụ Nguyễn Bá Ký rất trân trọng và hương khói đều cho công tử Doãn Toại. Không biết thực hư việc phong thủy của ngôi mộ trên đến mức nào, nhưng với hậu duệ của hai vị tiên tổ này thì sự kiện táng mộ đã được xem là điểm bắt đầu cho lịch sử của hai dòng họ lừng danh trong lịch sử Việt Nam.

Việc thế phong thủy của khu mộ mà ông thầy phong thủy dày công tìm kiếm không biết thực hư như thế nào nhưng chỉ 20 năm sau cụ Nguyễn Đức Lượng đã đậu trạng nguyên. Người dân càng ngạc nhiên hơn, 38 năm sau, đứa con của công tử Doãn Toại cùng với tiểu thư Nguyễn thị Hiền là Nguyễn Thiến cũng đậu trạng nguyên. Theo lời ông Thắng, việc đặt mộ huyệt nó đã mở đầu cho truyền thống qua bảng của dòng họ của ông và con cháu của công tử Doãn Toại.

Trong tâm thức của ông Thắng và con cháu của dòng họ Nguyễn, khu mộ tổ như một báu vật bất khả xâm phạm. Để minh chứng cho sự linh ứng về khu mộ tổ phát tích thiêng liêng này, ông lật giở những trang gia phả của dòng họ của mình cho chúng tôi xem. Theo trích lục của gia phả của dòng họ Nguyễn tại làng Canh Hoạch, Thanh Oai, Hà Nội thì cụ Nguyễn Đức Lượng đỗ đầu khoa thi 1514, niên hiệu Hồng Thuận thứ 6, đời vua Lê Tương Dực. Cụ Lượng được giải: Đệ nhất giáp, tiến sỹ cập đệ, đệ nhất danh (tức Trạng Nguyên). Việc con cháu đời sau của cụ Nguyễn Đức Lượng liên tục đậu đạt tam trường (cử nhân) kéo dài suốt năm đời thời Phong Kiến là một thành tựu đáng tự hào khiến nhiều dòng họ khác mơ ước.

Trạng Cậu Trạng Cháu

Theo gia phải của dòng họ Nguyễn, ít ai ngờ được, sau cái đêm “nói chuyện” với công tử Doãn Định, tiểu thư Nguyễn Thị Hiền về có thai, rồi sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú đặt tên là Nguyễn Thiến. Từ nhỏ cậu bé này đã được người cậu của mình chăm bẵm, kèm cặp. Lớn lên trở thành một người thông kinh bác sử, giỏi giang hơn người. Năm 1532, lúc Nguyễn Thiến bước sang tuổi 38, ông đi thi và đỗ Đệ nhất giáp, tiến sỹ cập đệ, đệ nhất danh (tức trạng nguyên) dưới đời vua Mạc Đăng Doanh. Được biết, chắt của trạng nguyên Nguyễn Thiến là Nguyễn Nhiệm vì loạn lạc mà chạy vào đất Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sáng lập ra dòng họ Nguyễn đất Tiên Điền lừng danh sử sách. Ở làng Canh Hoạch bây giờ còn lưu truyền câu chuyện về Trạng Cậu, Trạng Cháu là nhắc nhở tới công đức và tài năng của hai ông đối với dân làng và đất nước.

T.P

Nguồn ĐS&PL: http://nguoiduatin.vn/su-trung-hop-day-bat-ngo-ve-hai-ngoi-mo-thieng-a50263.html