Sự thật gây sốc khiến chim ruồi trở nên đáng sợ

Sự thật gây sốc là chim ruồi nhỏ nhắn, xinh đẹp, đáng yêu nhưng nó lại sở hữu nhiều khả năng khiến chúng ta ghê sợ và nể phục.

Một trong những sự thật gây sốc về loài chim ruồi là chiếc mỏ vừa dài vừa nhọn của chúng được “thiết kế” không chỉ nhằm giúp chim hút mật hoa mà còn là vũ khí hữu hiệu của các con đực khi đánh nhau.

Một trong những sự thật gây sốc về loài chim ruồi là chiếc mỏ vừa dài vừa nhọn của chúng được “thiết kế” không chỉ nhằm giúp chim hút mật hoa mà còn là vũ khí hữu hiệu của các con đực khi đánh nhau.

Theo nghiên cứu tại Đại học Stanford với 12 loài chim ruồi, đôi cánh của loài Calypte anna hiệu quả hơn 22% so với các cánh quạt của chiếc máy bay không người lái nhỏ nhất thế giới có tên Black Hornet Nano.

Trong khi chim cắt lớn có thể bay với vận tốc 320km/h – gấp 200 lần độ dài cơ thể trong một giây thì chim ruồi Anna lại bay gấp 385 lần chiều dài cơ thể trong mỗi giây đạt vận tốc 80 km/h.

Chim ruồi đốt cháy nhiều năng lượng với hàng loạt hoạt động bay lên, nhào xuống tốc độ cao. Nếu có kích thước của một con người, chim ruồi sẽ tiêu thụ năng lượng ở mức hơn cao hơn 10 lần so với một vận động viên marathon Olympic.

Không chỉ nhanh nhẹn, hiếu động, chim ruồi còn là loài động vật thông minh với trí nhớ thực sự xuất sắc. Chúng có thể nhớ chính xác vị trí của từng loài hoa trong vùng đất của mình và khoảng thời gian chúng bay tới chỗ có hoa đó.

Nhiều loài cây khá khó tính khi chọn lựa người thụ phấn cho chúng, trong đó những loài thích chim ruồi thường tạo ra những bông hoa dài và hẹp – kiểu cấu trúc chỉ phù hợp với chiếc mỏ nhọn của chim ruồi.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cơ quan vị giác của chim ruồi đã thay đổi để có thể phát hiện ra vị ngọt và carbohydrate – một “kỹ thuật” rất khó đối với động vật.

Chim ruồi có chiếc lưỡi hiệu quả và kỳ lạ nhất hành tinh. Một con chim ruồi có thể liếm 20 lần một giây, thậm chí một số loài còn có lưỡi dài đến mức tự chạm được lên đầu chúng.

Ngoài mật hoa, chim ruồi cần phải có nguồn protein từ việc ăn những con bọ. Tuy nhiên, chiếc mỏ dài có vẻ không thích hợp với việc bắt sâu. Điều may mắn là cái mỏ chim ruồi khá mỏng và linh hoạt nên chúng có thể tự làm mỏ to hơn khi cần thiết.

Để tránh bị mất năng lượng khi không cần thiết, chim ruồi có thể tự đưa mình vào trạng thái “hôn mê” khi ngủ vào ban đêm. Trong trạng thái đó, chim có thể giảm tỉ lệ trao đổi chất đến 95% và tiêu thụ năng lượng ít hơn hẳn một nửa.

Mai Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/su-that-gay-soc-khien-chim-ruoi-tro-nen-dang-so-506217.html