Sở Nội vụ TP. Thái Nguyên: Cần bảo đảm công bằng trong tuyến dụng viên chức

Tôi là sinh viên đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên hệ đào tạo chính quy vừa tốt nghiệp năm 2010. Vừa qua nghe thông báo phòng nội vụ thành phố Thái Nguyên tuyển viên chức, tôi và gia đình rất mừng và hăm hở chuẩn bị tham gia.

Chẳng lẽ "Chính quy" cũng như "Tại chức" sao? (Ảnh minh họa: Internet) Sau 4 năm học Đại học, giờ đã có cơ hội được tham dự xét tuyển một cách công khai cùng tất cả các thí sinh dự tuyển. Nhưng tôi thật buồn và thất vọng khi nghe quy chế và điều kiện xét tuyển, tức là lấy điểm trung bình toàn khóa học x 2 cộng với điểm ưu tiên. Thật là một bất công cho chúng tôi, trong khi học đại học chính quy 4 năm để đạt được bằng Khá là một sự cố gắng rất lớn.Vậy mà điều kiện xét tuyển như vậy thì hỏi trung cấp, cao đẳng và đại học tại chức thì sao? Điểm trung cấp, cao đẳng thì luôn luôn cao hơn điểm học tập hệ Đại Học. Càng học lên cao thì đạt điểm cao càng khó hơn. Và một điều thật đáng buồn hơn nữa là bên cạnh đó chúng tôi phải xét tuyển cả với nhưng người học Đại học tại chức và liên thông..... Học đại học tại chức điểm trung bình học tập là quá cao, xuất hiện quá nhiều bằng giỏi. Vậy hỏi Báo đài rằng học ĐH chính quy thì được mấy nhiêu người có bằng giỏi. Mà bằng giỏi của ĐH chính quy có được cao như ĐH tại chức hay không? Nếu quy chế xét tuyển mà cứ như vậy thì chúng tôi những người cày mòn mỏi 4 năm ĐH bao giờ mới có việc đây. Vậy ai dám đi học ĐH chính quy nữa đây hay là nên đổ xô đi học ĐH tại chức cho lấy bằng giỏi. Mà không phải nói thì ai cũng biết cách học ĐH tại chức như thế nào để được bằng giỏi. Để cố gắng vào được ĐH là một cố gắng lớn, học tập để đạt kết quả cao cũng là một sự nỗ lực phấn đấu nữa. Nhưng cố gắng ấy đã thành công cốc khi vấp phải sự xét tuyển có quá nhiều khe hở như vậy. Cùng đó là quy định chiêu sinh rộng rãi (1 quy định bất ngờ của Thái Nguyên) đã tạo cơ hội cho rất nhiều thí sinh học ĐH tại chức bằng giỏi của các thí sinh từ các tỉnh lân cận về. Thí sinh trong tỉnh học ĐH chính quy bằng Khá bị đánh bật bởi thí sinh tỉnh ngoài học ĐH tại chức bằng giỏi thì thật là sự vô lý và không công bằng chút nào. Tôi đã gặp rất nhiều những giọt nước mắt của những người cùng cảnh ngộ như tôi. Học gầy người để được gì đây ??? Tôi mong Báo đài nên đề cập những trường hợp này để mọi người cùng có ý kiến. Tôi có thể lấy ví dụ điển hình đó là Hà Nội, đợt xét tuyển của Hà Nội cho các trường THCS, Tiểu học và mầm non trong "Văn bản hướng dẫn tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên năm 2010 các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội có ghi "Thí sinh thuộc diện xét bước 1: là những thí sinh tốt nghiệp hệ chính quy của trường Đại học sư phạm, khoa Sư phạm của các trường công lập” (http://www.hanoi.edu.vn/newsdetail.asp?NewsId=6870&CatId=41) hay như trong kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc sở giáo dục và đào tạo, Ủy ban quận, huyện, thị xã, thành phố Hà Nội, ban hành kèm theo quyết định số 3500/QD-UBND ngày 16/7/1020 của UBND thành phố có ghi như sau: Trong mục điều kiện đăng kí dự tuyển ngoài mục đìeu kiện dự tuyển chung còn có mục : Điều kiện bổ sung với thí sinh dự tuyển ngạch giáo viên như sau " Chỉ tuyển dụng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở đối với thí sinh tốt nghiệp hệ chính quy các trường công lập" (http://sonoivu.hanoi.gov.vn/front-end/index.asp?website_id=39&menu_id=1558&parent_menu_id=1558&article_id=13310&fuseaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE). Chỉ lấy đó làm ví dụ ngay giữa thủ đô cách Thái Nguyên 80km và cũng vừa tháng 7 qua; những băn khoăn của thí sinh dự xét tuyển ở Hà Nội được đáp ứng nguyện vọng.Vậy thí sinh dự xét tuyển ở Thái Nguyên thì sao đây ??? Mong Báo đài cho tôi một cơ hội để nói lên tiếng nói của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn. Kiều Hoa LTS Dân trí - Sau 4-5 năm phấn đấu dưới mái trường đại học, khi được cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học, hầu như ai cũng muốn kiếm được việc làm bằng sự xét tuyển công khai, minh bạch và công bằng. Nếu xếp những người tốt nghiệp đại học chính quy cũng ngang bằng như đại học tại chức trong quy chế xét tuyển như bài viết trên đây đã nêu thì điều đó không công bằng vì chất lượng đào tạo hiện nay của hai hệ này khác nhau rất xa. Nhằm bảo đảm sự công bằng cũng chất lượng những cán bộ, công chức được tuyển dụng, mong rằng các địa phương cũng như những cơ sở cần tuyển dụng nên đề ra những quy chế xét tuyển (hoặc thi tuyển) theo những tiêu chí khách quan và công bằng đối với các thí sinh tham gia. Không nên đặt ra quá nhiều diện “ưu tiên”, mà chỉ tập trung vào con em các gia đình liệt, thương binh nặng hoặc con em các dân tộc thiểu số. Đặc biệt nên tránh “ưu tiên” các mối quen biết hoặc thuộc diện “con ông cháu cha”; thậm chí là đút lót, móc ngoặc trong công tác tuyển dụng viên chức. Phải xử lý thật nghiêm những trường hợp như vậy để bảo đảm chất lượng công tác tuyển dụng viên chức.

Nguồn Dân Trí: http://dantri.com.vn/c202/s202-418927/so-noi-vu-tp-thai-nguyen-can-bao-dam-cong-bang-trong-tuyen-dung-vien-chuc.htm