Rà soát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã tại một số địa phương - Kỳ 6: Dân chủ - quyền lực xã hội thuộc về nhân dân

Từ khi QCDC cơ sở được ban hành và đi vào thực hiện, nhiều tổ chức cơ sở Đảng đã mở rộng, các hình thức dân chủ trực tiếp với nhân dân, “dựa vào dân” để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, gắn thực hiện QCDC với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hằng năm, nhiều địa phương chỉ đạo tốt việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do HĐND xã, phường, thị trấn bầu và tham gia góp ý; thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị, bảo đảm tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân thông qua các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở...

Tạo được một số thông lệ tốt Thông qua nhiều hình thức, hầu hết các địa phương đã thực hiện nghiêm túc việc công khai các nội dung theo quy định, nhất là công khai các khoản huy động của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, các loại quỹ theo quy định, kết quả xét duyệt hộ nghèo, người có công, hộ gia đình gặp thiên tai, bão lụt, thanh niên nhập ngũ, quy trình giải quyết thủ tục hành chính... Do vậy, nhân dân đã kịp thời nắm bắt được chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cùng với chính quyền, nhân dân đã bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thiết thực ở cơ sở, cũng như tham gia giám sát các hoạt động chính quyền. Bên cạnh đó, việc phát động các phong trào thi đua yêu nước và hương ước khu dân cư đã tác động tích cực đến hoạt động tự quản ở cơ sở; nhất là thực hiện quyền dân chủ của nhân dân về những công việc trong cộng đồng dân cư như: Hỗ trợ giúp nhau về sản xuất, bàn và quyết định các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, hòa giải mâu thuẫn nội bộ... Vẫn còn lúng túng Ở nhiều nơi, việc tổ chức thực hiện QCDC chưa đi vào nề nếp, còn mang nặng tính hình thức. Cán bộ công chức có biểu hiện xa dân, cửa quyền, sách nhiễu dân. Việc “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” còn nhiều bất cập, có nơi vẫn... chỉ nằm trên giấy”. Ban thanh tra nhân dân phường, cơ quan, doanh nghiệp chưa phát huy được vai trò tác dụng như QCDC đã quy định… Nguyên nhân là do nhận thức của các cấp, các ngành còn hạn chế, nội dung của QCDC có một số điều chưa phù hợp với thực tế, chưa có chế tài và điều kiện để thực hiện… Cần đưa việc thực hiện QCDC vào nề nếp và gắn với cải cách hành chính. Công tác triển khai học tập ở một vài cơ quan còn có biểu hiện làm qua loa, chưa đi vào chiều sâu. Rất nhiều đơn vị thiếu xây dựng kế hoạch cụ thể nên trong quá trình thực hiện còn lúng túng, thậm chí có nơi còn cố tình làm sai. ­ Một số trưởng thôn, khối phố năng lực điều hành còn lúng túng, tinh thần trách nhiệm và tác phong làm việc chưa tốt. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua công tác cải cách hành chính là việc tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ máy hành chính. Điều này nhằm để giải quyết một cách kịp thời nhu cầu của nhân dân khi tham gia vào các giao dịch hành chính, dân sự. Đồng thời, xây dựng một cơ chế công khai, minh bạch để người dân thực hiện quyền giám sát công việc của các cơ quan công quyền. QUỐC ĐỊNH Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm: Dân chủ là quyền lực xã hội thuộc về nhân dân Từ lúc thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn, quyền làm chủ của nhân dân ở các địa phương trong cả nước được phát huy mạnh mẽ. Đó là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển, đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn, các cấp ủy, chính quyền và MTTQ Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế. Dân chủ, hiểu theo nghĩa truyền thống, là người dân làm chủ mọi quyền lực xã hội; hay nói cách khác, dân chủ là quyền lực xã hội thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Lịch sử nhân loại đã chứng minh một thực tiễn mang tính chân lý: Dân chủ là khát vọng lớn lao, là đòi hỏi bức xúc của con người, là một nhu cầu đặc biệt quan trọng mà con người mong muốn vươn tới. Đồng thời, dân chủ cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Sự phát triển của dân chủ đánh dấu những nấc thang tiến bộ của xã hội. Ông Lê Hiếu Đằng- nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.Hồ Chí Minh: Muốn dân giám sát, phải công khai minh bạch Để việc người dân thực hiện quyền giám sát có hiệu quả, một trong những điều kiện quan trọng bậc nhất là chính quyền phải công khai minh bạch các chủ trương chính sách. Công khai minh bạch thì dân mới biết, dân mới bàn, dân mới kiểm tra được. Hiện nay, vẫn phổ biến tình trạng “hành dân”, nhất là vấn đề liên quan đến các dự án. Các dự án làm khổ dân rất nhiều! Hầu như dân không được tìm hiểu về thông tin, nên họ cũng không biết phải giải tỏa thế nào, số phận của họ ra sao. Đã có trường hợp đền bù không thỏa đáng, người dân không nhận tiền đền bù, rồi gửi vào ngân hàng, “đẩy” người dân vào tình thế không nhận cũng phải nhận, tức là ép người dân, gây bất bình trong dư luận. Chúng ta đã có bổ sung quy chế giám sát cộng đồng, trong đó, Mặt trận tham gia nhưng cũng chỉ là hình thức. Hiện tại vai trò và quyền của Mặt trận trong vấn đề giám sát của Mặt trận còn rất là mờ nhạt. Trong việc giám sát cải tiến thủ tục hành chính của UBND phường, xã, thị trấn có rất nhiều nơi còn “hành” dân, có nghĩa là giấy tờ không công khai, không minh bạch. Muốn thực hiện được quy chế dân chủ, cán bộ đứng đầu chính quyền phải là do người dân tự quyết định bầu ra.

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?id=19535