“Quyểt tử cho Tổ quốc quyết sinh”

Trong trang sử hào hùng góp phần vào việc dựng nước và giữ nước, nhân dân Thủ đô Hà Nội có quyền tự hào trong những thời điểm lịch sử của dân tộc, phẩm chất cao đẹp và anh hùng của mọi người dân được thể hiện bằng mọi cái hiện có, thậm trí hiến dâng cả trái tim, xương máu của mình để giữ gìn và bảo vệ những giá trị mà các thế hệ đã dày công vun đắp. Cuộc chiến đấu “60 ngày đêm-Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” diễn ra cách đây 64 năm của quân và dân Hà Nội là một trong những minh chứng.

Những người đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu sáu mươi ngày đêm gay go, quyết liệt ở thủ đô Hà Nội cách đây gần 64 năm, nay những người còn sống, tuổi cao nhất đã hơn 90 và ít tuổi nhất cũng vào loại xưa nay hiếm. Đồng chí Nguyễn Văn Trân, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến thành phố Hà Nội thời đó (nhiều năm sau giữ cương vị Bí thư Thanh ủy Hà Nội), năm nay đã bước sang tuổi 95 . Tuy tuổi đã cao, bước đi chậm rãi, nhưng lời nói vẫn còn mạch lạc, gãy gọn . Ông nói khái quát những âm mưu, thủ đoạn của địch và chủ trương đối phó của ta, đồng thời nêu rõ: Hà nội là chiến trường chính trong cuộc giao chiến, nhưng tương quan lực lượng giữa ta và địch không cân sức. Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thôi thúc động viên nhân dân Hà Nội thực hiện tốt mọi nhiệm vụ cực kỳ quan trọng: Bảo vệ Đảng, bảo vệ Chính phủ, bảo vệ các nhân sĩ, trí thức yêu nước và cán bộ, chuyển những gì cần thiết ra chiến khu; bảo vệ dân, vũ trang toàn dân, với tinh thần: "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc!". Người làm nhiệm vụ thực hiện hiệu lệnh để toàn quân và dân ta nhất loạt nổ súng đầu tiên cho Ngày toàn quốc kháng chiến là ông Nguyễn Giang, năm nay đã 94 tuổi . Ông nguyên là công nhân Nhà máy điện Yên Phụ, xúc động kể lại: tôi là công nhân nhưng là cán bộ công vận. Tổ có ba người. Lúc đó ,tổ của tôi nhận lệnh: Đúng 20 giờ ngày 19-12-1946, phải phá Nhà máy điện Yên Phụ. Hà Nội mất điện là hiệu lệnh nổ súng. Chúng tôi chỉ có thời gian rất ngắn, 17 giờ nhận lệnh, 20 giờ cho nổ nhà máy điện. Tuy thời gian ngắn nhưng phải đạt hai yêu cầu: Tuyệt đối giữ bí mật đến giờ phút cuối cùng và phải giữ an toàn cho anh chị em công nhân nhà máy điện. Cai quản nhà máy điện lúc đó do chủ người Pháp, vì thế việc đưa được chất nổ, chất át-xít vào nhà máy không dễ dàng. Ba anh em trong tổ bàn đi tính lại đã đưa được 2 kg thuốc nổ vào một hộp bánh bích quy. Hai chai a-xít đóng vào hai chai rượu vang của Pháp. Khi qua cổng, anh em nói với người gác cổng là bánh và rượu vang để chuẩn bị mừng lễ Nô-en. Qua được cổng nhà máy, các ông đã đổ a-xít vào ruột máy li tâm, còn thuốc nổ thì đóng thành gói bộc phá để kích nổ, phá trung tâm nhà máy điện. Đúng 20 giờ, một tiếng nổ lớn phát ra từ trung tâm nhà máy điện Yên Phụ. Cả Hà Nội mất điện chìm trong bóng tối. Nhưng từ đó ánh sáng của pháo, của đạn từ mọi nơi vang rền. Cả thủ đô Hà Nội bước vào trận chiến đấu “” . Ông Đỗ Văn Đa 87 tuổi, nguyên pháo thủ số 2 pháo Đài Láng kể lại: Khi Hà Nội mất điện, hiệu lệnh chiến đấu đã đến ! Khẩu đội trưởng phất cờ, cả trận địa pháo Đài Láng bắn thẳng vào nội thành. Đại đội pháo đã được cấp trên biểu dương ngay sau đó vì từ những loạt đạn đầu pháo binh đã bắn trúng đích vào sở chỉ huy quuan đội Pháp ở phố Cửa Đông. Các đồng chí Đại tá Nguyễn Trọng Hàm, mặt trận Liên khu 1, Thiếu tướng Nguyễn Hiền mặt trận Liên khu 2, Đỗ Trình mặt trận liên khu 3 bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc của người chiến sĩ trong những ngày chiến đấu cam go quyết liệt bảo vệ từng tấc đất, từng ngõ phố của Hà Nội. Với giọng nói đầy xúc động, Trung tướng Đỗ Trình, mặt trận Liên khu 3, nhớ lại: Tiểu đội của tôi hồi đó chỉ có năm khẩu súng trường, còn hầu hết là mã tấu, gậy gộc. Với phương châm “trong đánh ngoài vây”, với vũ khí thô sơ nhưng dựa vào sức mạnh của toàn dân, Liên khu 3 đã đánh chặn có hiệu quả sự tấn công của địch. Mặc dù địch có xe tăng, máy bay, quân đội chính quy được trang bị hiện đại, nhưng mấy tiểu đoàn của địch phải chùn bước trước đội quân có nhân dân che chở, Chặng đường từ Văn Miếu đến Ngã Tư Sở có chưa đầy 5 km, nhưng các binh đoàn của địch phải mất 27 ngày đêm ( từ mồng ba tháng chạp đến 30 tháng giêng), nhờ có quân tiếp viện từ Hải Phòng lên,.chúng mới vượt qua được Ngã tư Sở ( bình quân mỗi ngày chúng chỉ tiến được 200m). Đáng chú ý là trận đánh từ Văn Miếu đến Ô Chợ Dừa, chặng đường chưa đầy hai cây số, địch phải mất mười ngày mới tạm chiếm được. Có ngày như ngày 6-1-1947, chúng tiến vào cổng Ô Chợ Dừa với lực lượng một tiểu đoàn linh Âu Phi, có xe tăng yểm trợ, nhưng suốt từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa, vẫn bị ta đẩy lùi qua năm đợt tiến công của địch và chúng phải để lại nhiều xác chết. Trong trận chiến đấu ác liệt này, nhiều cảm tử quân đã nêu những tấm gương dũng cảm, kiên cường, bất khuất. Đồng chí Nguyễn Phúc Lai đã vượt qua lưới lửa dày đặc của địch ôm bom ba càng ném vào xe tăng địch. Đại đội trưởng Vũ Công Định, bị thương nặng ra lệnh cho đơn vị rút về tuyến sau, một mình ở lại chiến đấu đến viên đạn cuối cùng nhằm cản bước tiến của địch, để đơn vị bảo toàn được lực lượng. Chính trị viên đại đội, Lê Chính Thực, bị thương nặng vẫn thủ lựu đạn trong người, chờ địch đến, rút chốt lựu đạn. Đồng chí Thực dũng cảm ngã xuống ... Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác xúc động nhớ lại, ông đã sáng tác bài hát “” ngay trong lúc bị thương nằm giường bệnh. Bài hát lúc đó còn mang tính lãng mạn, khát vọng tự do của người lính trẻ, tuy nhiên chưa nêu được khí phách hiên ngang và sự khốc liệt trong cuộc chiến đấu của quân và dân thủ đô Hà Nội. Để bù lại sau này ông có một nhạc phẩm nổi tiếng “”. Trong 60 ngày đêm thủ đô “ Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, không chỉ có các chiến sĩ trực tiếp chiến đấu ở mặt trận, mà phong trào toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến lan tỏa đến khắp mọi nhà. Bà Nguyễn Thi Minh Thanh, ở ngõ Công Trắng, phố Khâm Thiên là một trong những nhân chứng sinh động. Bố, mẹ và ba anh, chị em bà chẳng những trực tiếp phục vụ chiến đấu mà còn vận động các tầng lớp nhân dân trong phố, trong đó có một số chị em làm ở các cửa hàng “hát cô đầu’ ở Khâm Thiên cũng tham gia nấu cơm, tải thương, chăm sóc bộ đội, thương binh sau mỗi trận chiến đấu. Cũng nhờ tham gia kháng chiến, ba chị em xuất thân từ thành phần công chức đã lớn lên và trưởng thành theo cách mạng. Bà Nguyễn Thị Thanh gần 90 tuổi trước khi về hưu là Bí thư Đảng ủy Công ty dệt kim Hà Nội. Em gái là Nguyễn Thi Kim 86 tuổi nguyên là Thẩm phán Tòa án nhân thành phố Hà Nội. Em trai là Nguyễn Đình Sơn ( tức Lương Hùng) 84 tuổi là Thiếu tướng, nguyên là Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam. Cả gia đình bà Thanh hiện nay có hơn 20 con cháu nội, ngoại đều là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Cho đến nay, năm tháng và thời gian trôi đi, nhưng những hành động anh hùng của các chiến sĩ Cách mạng thủ đô “” như còn vang mãi và luôn nhắc nhở, thúc giục, tiếp sức cho các thế hệ trẻ hôm nay trên con đường đổi mới, xây dựng và bảo vệ thủ đô Hà Nội yêu dấu của chúng ta! * Kỳ sau:

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=424761&co_id=30296