“Quẹt” thẻ ATM qua máy POS: Thanh toán không dùng tiền mặt

(VH)- Thanh toán không dùng tiền mặt, lĩnh vực được coi là mang lại nhiều tiện lợi cho người dùng, nhưng hiện nay, dịch vụ này vẫn chưa phát triển ở nước ta. Đại đa số các chủ thẻ ở Việt Nam hiện nay chỉ mở thẻ ATM để rút tiền mặt mà chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tiện ích mà thẻ có thể mang lại.

Thẻ ATM chưa dùng hết tính năng Trên thế giới từ lâu việc thanh toán bằng thẻ đã trở nên phổ biến và được người dân dùng rất linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Thẻ ATM không phải chỉ có tính năng để giao dịch trên các máy ATM thuần túy, mà nó còn được giao dịch tại rất nhiều thiết bị POS mà các ngân hàng triển khai tại các điểm chấp nhận thanh toán nó, các điểm này có thể là khách sạn, nhà hàng, siêu thị, cửa hàng xăng dầu... POS là từ viết tắt tiếng Anh (Point of Sale) là các máy chấp nhận thanh toán thẻ. Máy cà thẻ POS và máy rút tiền tự động ATM đều có một điểm chung là giao dịch được qua thẻ ATM. Máy POS có những tính năng như có thể thanh toán tại các cửa hàng trung tâm thương mại, siêu thị, thanh toán các khoản dịch vụ như điện nước, điện thoại, bảo hiểm, thực hiện giao dịch như kiểm tra số dư... Máy có ưu điểm gọn nhẹ chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ, có thể dễ dàng lắp đặt nhiều nơi. Sử dụng máy POS chủ thẻ chỉ cần “quẹt” thẻ lên máy được đặt tại quầy tính tiền, nhập số PIN, nhập số tiền cần thanh toán, sau đó ký tên xác nhận lên biên lai, hoàn tất quá trình thanh toán. Nhân viên tại các điểm giao dịch có trách nhiệm đối chiếu chữ ký của chủ thẻ với chữ ký trên thẻ nhằm bảo vệ quyền lợi và hạn chế rủi ro cho khách hàng. Mọi thao tác đều khá đơn giản, có sự hỗ trợ hướng dẫn của các nhân viên tại quầy giao dịch. Song hành với lượng người dùng tăng thêm, đặc biệt sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, là việc các ngân hàng cố gắng lắp đặt thêm nhiều máy ATM phục vụ khách hàng. Nhưng thật đáng tiếc, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng đang đi ngược lại với mục tiêu điện tử hóa các giao dịch thanh toán. Bởi càng nhiều máy ATM đặt tại các trung tâm thương mại, người dùng càng dễ rút tiền mặt để thanh toán khi mua hàng. Cả người mua và người bán đều có thể giao dịch bằng tiền mặt qua máy ATM được đặt khắp mọi nơi. Trong khi để đầu tư vận hành một máy ATM tốn chi phí gấp nhiều lần so với máy POS. ATM được xem là một ví tiền điện tử nhưng chưa phát huy được hết công dụng, vì muốn chi tiêu gì thì người dân thường vẫn phải ra máy ATM để rút tiền chứ khó có thể thanh toán bằng thẻ, đó là do các ngân hàng thiếu đầu tư cũng như chưa có sự liên doanh liên kết mạnh mẽ cho hệ thống POS. Văn minh thương mại chính là ở hệ thống POS chứ không phải ATM. ATM chỉ là cái máy thực hiện một số giao dịch ngân hàng, còn POS gắn liền với ngành công nghiệp bán lẻ và dịch vụ. Vòng quanh rất nhiều trung tâm, siêu thị lớn có thể dễ dàng nhận thấy lượng khách dùng thẻ thanh toán vô cùng ít ỏi, một nhân viên siêu thị cho biết: máy POS vẫn quá xa lạ với khách hàng, nên có khi cả tháng máy mới được “quẹt” vài lần. Giới trẻ là lực lượng khách hàng nhận ra sự chậm trễ này sớm nhất, khi đến rất nhiều nơi họ muốn thanh toán qua thẻ mà không được đáp ứng. Thanh Tuyên - một du học sinh vừa trở về từ Pháp cho biết: các nước tiên tiến đã sử dụng POS từ lâu rồi, tính hiệu quả thực sự to lớn và thấy rõ, người tiêu dùng chỉ việc mang thẻ ATM đến và quẹt vào các máy POS tại các cửa hàng siêu thị khi thanh toán. Ở Việt Nam thiếu sự liên kết nên thanh toán rất bất tiện, nên có khi một nơi có vài máy POS của vài ngân hàng nhưng thực tế lại ít sử dụng, vì thẻ của ngân hàng nào thì dùng máy của ngân hàng ấy. Ví như vào siêu thị có POS của ngân hàng ACB nhưng người tiêu dùng lại có ATM của ngân hàng BIDV thì không sử dụng được hoặc là bị tính phí cao hơn. Hãy thay đổi thói quen dùng tiền mặt! Khi xu hướng mua sắm ở các cửa hàng, trung tâm thương mại trở nên phổ biến, nhu cầu thanh toán bằng thẻ qua POS sẽ tăng nhanh, nên rất cần được khuyến khích sử dụng. Chính phủ, Ngân hàng và Nhà nước cần có những chỉ đạo cụ thể mang tính chất hành chính như mỗi tổ chức tín dụng khi phát hành bao nhiêu thẻ ATM thì phải đầu tư bao nhiêu máy ATM và bao nhiêu POS tương ứng. Thay vì việc mở rộng hệ thống ATM rất tốn kém, các ngân hàng nên mở rộng hệ thống POS là các máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ, cả thẻ ATM và thẻ tín dụng. Khi ngân hàng đảm bảo cho hệ thống máy POS vận hành tốt, người dân dễ dàng rút thẻ quẹt vào máy POS để thanh toán tại khắp mọi nơi thì chắc chắn người ta chỉ cần giữ một ít tiền lẻ trong túi mà thôi. Có nghĩa là số lượng tiền lưu lại trong mỗi tài khoản sẽ tăng lên, điều này rất có lợi cho ngân hàng, thay vì có tiền là người ta rút hết, tránh phải trả chi phí cho mỗi lần rút nhỏ lẻ như hiện nay. Tiết kiệm chi phí giao dịch, giảm rủi ro sử dụng tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt còn mang lại lợi ích rất lớn nữa, đó là hạn chế tình trạng trốn thuế của các đơn vị, hộ kinh doanh, không muốn minh bạch nhận tiền thanh toán bằng thẻ, vì như thế sẽ khai báo chi tiết nguồn thu của họ trên sao kê tài khoản tại ngân hàng. Phát triển hệ thống POS không phải là việc quá khó, các ngân hàng có thể hợp tác với các công ty để tận dụng POS nhằm giảm chi phí đầu tư, ngoài ra để kích thích xã hội hóa việc này cần giảm chi phí giao dịch. Ngân hàng cần liên kết sử dụng chung một máy chấp nhận nhiều loại thẻ, tránh tình trạng tại các điểm chấp nhận thẻ tồn tại nhiều loại máy của các ngân hàng khác nhau, gây ra sự lãng phí không cần thiết. Như vậy chỉ cần 1 đến 2 năm nữa thói quen sử dụng tiền mặt sẽ thay đổi và tiết kiệm cho xã hội rất nhiều. Vì sao nên dùng thẻ ? Câu trả lời ngắn gọn là: Tiện dụng và an toàn. Nói rõ hơn, trong các giao dịch thương mại cổ điển, việc thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt (cash). Vì vận chuyển tiền mặt kèm theo nhiều rủi ro và bất tiện, người ta đã nghĩ ra các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, điển hình là thanh toán bằng séc (cheque), bằng thẻ (card) và bằng các phương thức viễn thông khác như telegraphic transfer (TTR). Thế nào là thẻ tín dụng ? Thẻ được chia ra nhiều loại tùy theo tính năng tác dụng của thẻ. Thẻ tín dụng (Credit Card) thực chất là bằng chứng của một mối quan hệ vay nợ giữa người cầm thẻ (Cardholder) và ngân hàng. Ngân hàng đồng ý cho người cầm thẻ vay tiền đến một mức tối đa nào đó (gọi là credit limit), thường là khoảng 2 lần thu nhập hằng tháng của người cầm thẻ. Tất cả các khoản thanh toán mà người cầm thẻ thực hiện sẽ được ghi nợ (debit) vào tài khoản của người cầm thẻ tại ngân hàng. Đến một ngày nhất định mỗi tháng, ngân hàng sẽ gửi thông báo đến cho người cầm thẻ, thống kê tổng số tiền đã chi trong tháng trước đó. Ngoài thẻ tín dụng còn có loại thẻ khác gọi là Debit Card. Debit Card khác với Credit Card ở điểm căn bản nhất là không có quan hệ vay nợ, bạn có tiền trong tài khoản thì tiêu, hết thì thôi, không vay được. Sử dụng thẻ tín dụng như thế nào? Giả sử bạn có thẻ VISA. Một lần bạn đến một cửa hàng (Merchant) thấy có logo của VISA thể hiện cửa hàng nhận thanh toán bằng thẻ VISA, bạn mua hàng và yêu cầu thanh toán bằng thẻ của mình. Cửa hàng sẽ quẹt (swipe) thẻ của bạn vào một chiếc máy đọc (gọi là EDCT - Electronic Data Capture Terminal). EDCT đọc các thông tin về thẻ của bạn ghi trên băng từ và địa chỉ ngân hàng của cửa hàng (Merchant’s Bank) thông qua điện thoại hoặc các giao dịch khác gửi kèm theo yêu cầu về số tiền cần thanh toán, ngân hàng này kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của VISA xem thẻ của bạn có phải là thẻ hết hạn hoặc bị mất cắp hay không, số tiền bạn muốn trả có vượt quá hạn mức không, nếu không, ngân hàng sẽ báo lại ngay trong vài giây về EDCT là giao dịch được phê duyệt (approved), khi đó EDCT sẽ in ra một tờ giấy nhỏ ghi rõ số tiền, mã số giao dịch để bạn ký vào đó (Sale Slip). Bạn được giữ bản chính của sale slip, cửa hàng sẽ giữ bản sao và gửi về ngân hàng để nhận tiền sau này. Nhận được bản ký của bạn, ngân hàng của cửa hàng (Merchant’s Bank) sẽ ghi có (credit) ngay số tiền giao dịch vào tài khoản của Merchant, đồng thời gửi thông báo qua mạng của VISA yêu cầu ngân hàng của bạn (Cardholder’s Bank) thanh toán số tiền. Ngân hàng của người cầm thẻ (Cardholder’s Bank) sẽ thanh toán tiền cho ngân hàng của cửa hàng (Merchant’s Bank) và debit số tiền vào tài khoản của bạn. Nói ra có vẻ rắc rối nhưng trong thực tế, việc giao dịch chỉ mất có vài giây. Các loại thẻ ở Việt Nam ? Tại Việt Nam, có 15 ngân hàng đang phát hành các loại thẻ mang thương hiệu quốc tế, dẫn đầu là Vietcombank, ACB, Techcombank, Sacombank… Các ngân hàng trong nước còn phát hành riêng thẻ ghi nợ nội địa, người Việt Nam quen gọi là thẻ ATM, thẻ này có phạm vi hoạt động trong quốc gia. Năm ngân hàng đứng đầu thị phần thẻ nội địa là Vietcombank, Agribank, Đông Á Bank, Vietinbank và BIDV với tổng thị phần chiếm hơn 90%. Hầu hết các loại thẻ mới phát hành đều có sẵn chức năng thanh toán trên ATM, POS… Còn các chức năng thanh toán khác, chủ thẻ có thể phải đăng ký với ngân hàng phát hành để được sử dụng. Minh Chuyên(Nguồn Eac, OnePAY) Hạnh Trang Thẻ ATM chưa dùng hết tính năng Trên thế giới từ lâu việc thanh toán bằng thẻ đã trở nên phổ biến và được người dân dùng rất linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Thẻ ATM không phải chỉ có tính năng để giao dịch trên các máy ATM thuần túy, mà nó còn được giao dịch tại rất nhiều thiết bị POS mà các ngân hàng triển khai tại các điểm chấp nhận thanh toán nó, các điểm này có thể là khách sạn, nhà hàng, siêu thị, cửa hàng xăng dầu... POS là từ viết tắt tiếng Anh (Point of Sale) là các máy chấp nhận thanh toán thẻ. Máy cà thẻ POS và máy rút tiền tự động ATM đều có một điểm chung là giao dịch được qua thẻ ATM. Máy POS có những tính năng như có thể thanh toán tại các cửa hàng trung tâm thương mại, siêu thị, thanh toán các khoản dịch vụ như điện nước, điện thoại, bảo hiểm, thực hiện giao dịch như kiểm tra số dư... Máy có ưu điểm gọn nhẹ chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ, có thể dễ dàng lắp đặt nhiều nơi. Sử dụng máy POS chủ thẻ chỉ cần “quẹt” thẻ lên máy được đặt tại quầy tính tiền, nhập số PIN, nhập số tiền cần thanh toán, sau đó ký tên xác nhận lên biên lai, hoàn tất quá trình thanh toán. Nhân viên tại các điểm giao dịch có trách nhiệm đối chiếu chữ ký của chủ thẻ với chữ ký trên thẻ nhằm bảo vệ quyền lợi và hạn chế rủi ro cho khách hàng. Mọi thao tác đều khá đơn giản, có sự hỗ trợ hướng dẫn của các nhân viên tại quầy giao dịch. Song hành với lượng người dùng tăng thêm, đặc biệt sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, là việc các ngân hàng cố gắng lắp đặt thêm nhiều máy ATM phục vụ khách hàng. Nhưng thật đáng tiếc, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng đang đi ngược lại với mục tiêu điện tử hóa các giao dịch thanh toán. Bởi càng nhiều máy ATM đặt tại các trung tâm thương mại, người dùng càng dễ rút tiền mặt để thanh toán khi mua hàng. Cả người mua và người bán đều có thể giao dịch bằng tiền mặt qua máy ATM được đặt khắp mọi nơi. Trong khi để đầu tư vận hành một máy ATM tốn chi phí gấp nhiều lần so với máy POS. ATM được xem là một ví tiền điện tử nhưng chưa phát huy được hết công dụng, vì muốn chi tiêu gì thì người dân thường vẫn phải ra máy ATM để rút tiền chứ khó có thể thanh toán bằng thẻ, đó là do các ngân hàng thiếu đầu tư cũng như chưa có sự liên doanh liên kết mạnh mẽ cho hệ thống POS. Văn minh thương mại chính là ở hệ thống POS chứ không phải ATM. ATM chỉ là cái máy thực hiện một số giao dịch ngân hàng, còn POS gắn liền với ngành công nghiệp bán lẻ và dịch vụ. Vòng quanh rất nhiều trung tâm, siêu thị lớn có thể dễ dàng nhận thấy lượng khách dùng thẻ thanh toán vô cùng ít ỏi, một nhân viên siêu thị cho biết: máy POS vẫn quá xa lạ với khách hàng, nên có khi cả tháng máy mới được “quẹt” vài lần. Giới trẻ là lực lượng khách hàng nhận ra sự chậm trễ này sớm nhất, khi đến rất nhiều nơi họ muốn thanh toán qua thẻ mà không được đáp ứng. Thanh Tuyên - một du học sinh vừa trở về từ Pháp cho biết: các nước tiên tiến đã sử dụng POS từ lâu rồi, tính hiệu quả thực sự to lớn và thấy rõ, người tiêu dùng chỉ việc mang thẻ ATM đến và quẹt vào các máy POS tại các cửa hàng siêu thị khi thanh toán. Ở Việt Nam thiếu sự liên kết nên thanh toán rất bất tiện, nên có khi một nơi có vài máy POS của vài ngân hàng nhưng thực tế lại ít sử dụng, vì thẻ của ngân hàng nào thì dùng máy của ngân hàng ấy. Ví như vào siêu thị có POS của ngân hàng ACB nhưng người tiêu dùng lại có ATM của ngân hàng BIDV thì không sử dụng được hoặc là bị tính phí cao hơn. Hãy thay đổi thói quen dùng tiền mặt! Khi xu hướng mua sắm ở các cửa hàng, trung tâm thương mại trở nên phổ biến, nhu cầu thanh toán bằng thẻ qua POS sẽ tăng nhanh, nên rất cần được khuyến khích sử dụng. Chính phủ, Ngân hàng và Nhà nước cần có những chỉ đạo cụ thể mang tính chất hành chính như mỗi tổ chức tín dụng khi phát hành bao nhiêu thẻ ATM thì phải đầu tư bao nhiêu máy ATM và bao nhiêu POS tương ứng. Thay vì việc mở rộng hệ thống ATM rất tốn kém, các ngân hàng nên mở rộng hệ thống POS là các máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ, cả thẻ ATM và thẻ tín dụng. Khi ngân hàng đảm bảo cho hệ thống máy POS vận hành tốt, người dân dễ dàng rút thẻ quẹt vào máy POS để thanh toán tại khắp mọi nơi thì chắc chắn người ta chỉ cần giữ một ít tiền lẻ trong túi mà thôi. Có nghĩa là số lượng tiền lưu lại trong mỗi tài khoản sẽ tăng lên, điều này rất có lợi cho ngân hàng, thay vì có tiền là người ta rút hết, tránh phải trả chi phí cho mỗi lần rút nhỏ lẻ như hiện nay. Tiết kiệm chi phí giao dịch, giảm rủi ro sử dụng tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt còn mang lại lợi ích rất lớn nữa, đó là hạn chế tình trạng trốn thuế của các đơn vị, hộ kinh doanh, không muốn minh bạch nhận tiền thanh toán bằng thẻ, vì như thế sẽ khai báo chi tiết nguồn thu của họ trên sao kê tài khoản tại ngân hàng. Phát triển hệ thống POS không phải là việc quá khó, các ngân hàng có thể hợp tác với các công ty để tận dụng POS nhằm giảm chi phí đầu tư, ngoài ra để kích thích xã hội hóa việc này cần giảm chi phí giao dịch. Ngân hàng cần liên kết sử dụng chung một máy chấp nhận nhiều loại thẻ, tránh tình trạng tại các điểm chấp nhận thẻ tồn tại nhiều loại máy của các ngân hàng khác nhau, gây ra sự lãng phí không cần thiết. Như vậy chỉ cần 1 đến 2 năm nữa thói quen sử dụng tiền mặt sẽ thay đổi và tiết kiệm cho xã hội rất nhiều. Vì sao nên dùng thẻ ? Câu trả lời ngắn gọn là: Tiện dụng và an toàn. Nói rõ hơn, trong các giao dịch thương mại cổ điển, việc thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt (cash). Vì vận chuyển tiền mặt kèm theo nhiều rủi ro và bất tiện, người ta đã nghĩ ra các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, điển hình là thanh toán bằng séc (cheque), bằng thẻ (card) và bằng các phương thức viễn thông khác như telegraphic transfer (TTR). Thế nào là thẻ tín dụng ? Thẻ được chia ra nhiều loại tùy theo tính năng tác dụng của thẻ. Thẻ tín dụng (Credit Card) thực chất là bằng chứng của một mối quan hệ vay nợ giữa người cầm thẻ (Cardholder) và ngân hàng. Ngân hàng đồng ý cho người cầm thẻ vay tiền đến một mức tối đa nào đó (gọi là credit limit), thường là khoảng 2 lần thu nhập hằng tháng của người cầm thẻ. Tất cả các khoản thanh toán mà người cầm thẻ thực hiện sẽ được ghi nợ (debit) vào tài khoản của người cầm thẻ tại ngân hàng. Đến một ngày nhất định mỗi tháng, ngân hàng sẽ gửi thông báo đến cho người cầm thẻ, thống kê tổng số tiền đã chi trong tháng trước đó. Ngoài thẻ tín dụng còn có loại thẻ khác gọi là Debit Card. Debit Card khác với Credit Card ở điểm căn bản nhất là không có quan hệ vay nợ, bạn có tiền trong tài khoản thì tiêu, hết thì thôi, không vay được. Sử dụng thẻ tín dụng như thế nào? Giả sử bạn có thẻ VISA. Một lần bạn đến một cửa hàng (Merchant) thấy có logo của VISA thể hiện cửa hàng nhận thanh toán bằng thẻ VISA, bạn mua hàng và yêu cầu thanh toán bằng thẻ của mình. Cửa hàng sẽ quẹt (swipe) thẻ của bạn vào một chiếc máy đọc (gọi là EDCT - Electronic Data Capture Terminal). EDCT đọc các thông tin về thẻ của bạn ghi trên băng từ và địa chỉ ngân hàng của cửa hàng (Merchant’s Bank) thông qua điện thoại hoặc các giao dịch khác gửi kèm theo yêu cầu về số tiền cần thanh toán, ngân hàng này kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của VISA xem thẻ của bạn có phải là thẻ hết hạn hoặc bị mất cắp hay không, số tiền bạn muốn trả có vượt quá hạn mức không, nếu không, ngân hàng sẽ báo lại ngay trong vài giây về EDCT là giao dịch được phê duyệt (approved), khi đó EDCT sẽ in ra một tờ giấy nhỏ ghi rõ số tiền, mã số giao dịch để bạn ký vào đó (Sale Slip). Bạn được giữ bản chính của sale slip, cửa hàng sẽ giữ bản sao và gửi về ngân hàng để nhận tiền sau này. Nhận được bản ký của bạn, ngân hàng của cửa hàng (Merchant’s Bank) sẽ ghi có (credit) ngay số tiền giao dịch vào tài khoản của Merchant, đồng thời gửi thông báo qua mạng của VISA yêu cầu ngân hàng của bạn (Cardholder’s Bank) thanh toán số tiền. Ngân hàng của người cầm thẻ (Cardholder’s Bank) sẽ thanh toán tiền cho ngân hàng của cửa hàng (Merchant’s Bank) và debit số tiền vào tài khoản của bạn. Nói ra có vẻ rắc rối nhưng trong thực tế, việc giao dịch chỉ mất có vài giây. Các loại thẻ ở Việt Nam ? Tại Việt Nam, có 15 ngân hàng đang phát hành các loại thẻ mang thương hiệu quốc tế, dẫn đầu là Vietcombank, ACB, Techcombank, Sacombank… Các ngân hàng trong nước còn phát hành riêng thẻ ghi nợ nội địa, người Việt Nam quen gọi là thẻ ATM, thẻ này có phạm vi hoạt động trong quốc gia. Năm ngân hàng đứng đầu thị phần thẻ nội địa là Vietcombank, Agribank, Đông Á Bank, Vietinbank và BIDV với tổng thị phần chiếm hơn 90%. Hầu hết các loại thẻ mới phát hành đều có sẵn chức năng thanh toán trên ATM, POS… Còn các chức năng thanh toán khác, chủ thẻ có thể phải đăng ký với ngân hàng phát hành để được sử dụng.

Nguồn Báo Văn hóa: http://www.baovanhoa.vn/khoahoccongnghe/19583.vho