Phụ nữ VN 'tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang'

'Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang' - 4 phẩm chất đạo đức cốt lõi phụ nữ VN cần phấn đấu rèn luyện trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

VietNamNet có cuộc trò chuyện với bà Trương Thị Thu Thủy, Ủy viên Ban chấp hành,Phó trưởng ban Tuyên báo Trung ương hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về các tiêuchí này.

- Theo bà, trong bối cảnh hiện nay, người phụ nữ đứng trước những đòi hỏi nhưthế nào của xã hội (về đạo đức, về sự nghiệp, về gia đình, …)?

Chúng tôi đã có những điều tra, phân tích và đi đến kết luận rằng người phụ nữtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là người phụ nữ vừa đảmtrách được công việc ngoài xã hội, vừa hoàn thành các nghĩa vụ trong gia đình vàbiết chăm sóc cho bản thân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những ý nghĩa này tuy không khác nhiều về mặt bản chất so với những giá trịtruyền thống trước đây nhưng trong thời đại ngày nay, những biểu hiện của nó cónhững điểm mới thay đổi đáng kể.

Vì thế, chúng tôi đặt ra tiêu chí về những đòi hỏi của xã hội hiện đại đối vơíngười phụ nữ là: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang.

- Vì sao đang từ “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” thì đến nay tiêuchí này lại có sự thay đổi như trên?

Đất nước đã qua thời kỳ chiến tranh, bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển.Chúng tôi đề cao sự chủ động, năng động, tự tin, tự trọng của người phụ nữ tronggiai đoạn hiện nay bằng những hành động như dám nghĩ, dám làm.

Như vậy, các tiêu chí này không phủ nhận những giá trị đã được lịch sử ghi nhậnmà là sự phát triển trong điều kiện, bối cảnh mới. Bản chất của những giá trịnày là kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống nhưng được đặt trong thời kỳmới (công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước).

Không ngừng rèn luyện, phấn đấu

- Bà có thể nói rõ nội hàm của những phẩm chất này?

Tự tin là tin vào năng lực bản thân, chủ động và bình tĩnh giải quyết các côngviệc trong cuộc sống và sự nghiệp. Họ dám nghĩ, dám làm nhưng cũng hết sức thậntrọng, chịu trách nhiệm về việc mình làm, không tranh công, đổ lỗi...

Còn tự trọng là coi trọng phẩm giá, danh dự của bản thân, chấp hành pháp luậtmột cách tự giác, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau; có quan điểm, chính kiến rõ ràng;khi mắc lỗi, biết mạnh dạn nhận khuyết điểm và chủ động sửa chữa khuyết điểm...

Ảnh minh họa

Trung hậu, đảm đang vẫn là những giá trị truyền thống được ghi nhận trong lịchsử cho đến tận ngày nay. Nhưng trong bối cảnh mới, phẩm chất đó yêu cầu ngươìphụ nữ không những đảm đang trong gia đình mà còn đảm đang cả ngoài xã hội, côngviệc.

Người phụ nữ hiện đại phải chung thủy, yêu nước, biết chia sẻ, quan tâm đến lơịích của cộng đồng yêu lao động, làm việc có khoa học; xây dựng được mối quan hệtốt với họ hàng và thường xuyên quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái, …

Những đòi hỏi đó của xã hội hiện đại đặt ra cho người phụ nữ thách thức về việclàm thế nào để hoàn thiện bản thân để đáp ứng được. Theo bà, muốn làm được điêùđó, người phụ nữ Việt Nam thời nay cần phải làm gì?

Tôi cho rằng người phụ nữ phải học tập, rèn luyện không ngừng, hiểu được bảnchất, biểu hiện cụ thể của từng phẩm chất trên để phấn đấu.

Người phụ nữ không thể tự tin, tự trọng hay trung hậu, đảm đang nếu không cókiến thức, không có kỹ năng nghề nghiệp tốt để phấn đấu gây dựng gia đình và sựnghiệp.

- Vì sao Hội LHPN Việt Nam đề xuất Chính phủ ban hành và triển khai đề án“Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam” (đề án 343) tại thơìđiểm mà nền kinh tế đang phát triển, quá trình CNH-HĐH đang diễn ra nhanh chóngchứ không phải thời điểm khác?

Chúng tôi nhận thấy thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có nhiều tácđộng cả tích cực lẫn tiêu cực tới người phụ nữ nói riêng và mọi người trong toànxã hội nói chung, đặc biệt có một bộ phận phụ nữ trẻ sống gấp, sống buông thả.

Trước thực trạng đó, cần phải chủ động định hướng tuyên truyền, giáo dục, vậnđộng chị em phụ nữ phấn đấu, rèn luyện.

Với người phụ nữ, việc giáo dục, định hướng các giá trị về phẩm chất đạo đức lạicàng trở nên quan trọng bởi họ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Họvừa là công dân, vừa là người mẹ, vừa là người thầy đầu tiên của mỗi con người.Họ chính là người giữ gìn, phát huy, trao truyền những giá trị đạo đức, văn hoácho các thế hệ tương lai.

- Xin cảm ơn bà!

Yến Nhi (thực hiện)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/144612/phu-nu-vn--tu-tin--tu-trong--trung-hau--dam-dang-.html