Ô nhiễm môi trường và các giải pháp

Bài 2: Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường tích cực

(VOH) - Để có cơ sở xử lý vi phạm ô nhiễm môi trường, cần có những phòng xét nghiệm, thiết bị đo đạc và đào tạo nhân lực để theo dõi thường xuyên các điểm đen vi phạm ô nhiễm môi trường. Sở Tài Nguyên môi trường Tp HCM, là cơ quan quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình trạng ô nhiễm môi trường nhưng chưa thực hiện tốt công việc. Lý do là các mẫu phân tích đều phải nhờ các phòng thí nghiệm bên ngoài nhưng việc đo đạc phân tích chỉ có giá trị tại thời điểm lấy mẫu. Giải thích về việc này, ông Trần Nguyên Hiền, Trưởng Phòng môi trường nói: Về thực hiện Luật bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường ở mức độ nhẹ, mang tính khuyến cáo là chính, là nguyên nhân nhiều cơ sở, công ty vẫn xem thường, tái phạm tình trạng ô nhiễm môi trường. Ông Phùng Văn Vui, nguyên Phó Cục bảo vệ môi trường cho biết thêm: Bộ Công an phối hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, Công an xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh bắt quả tang Nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân, thuộc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh đổ bùn thải nguy hại ra môi trường. ảnh: VOV Theo ông Ngô Anh Tuấn, Phó Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Tp HCM Hepza, tình hình vi phạm ô nhiễm môi trường ở các Khu công nghiệp đã được cải thiện. Cụ thể, năm 2007 gần 80 doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Lê Minh Xuân chưa đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải chung, thế nhưng đến năm 2008, còn 24 và đến nay hệ thống nước thải của các doanh nghiệp này đã đấu nối hết. Tuy nhiên, còn vấn đề khó là Nhà máy xử lý nước thải của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân còn phải gánh thêm lượng nước thải cho Khu cụm tiểu thủ công nghiệp 18 ha ở gần, chiếm khoảng 18% lượng nước thải cần xử lý. Hoặc Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi có 44 doanh nghiệp hiện hữu, torng đó 28 doanh nghiệp phát sinh nước thải công nghiệp cần xử lý thì chỉ có 9 doanh nghiệp có giấy phép của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép xả thải ra kênh, còn gần 20 doanh nghiệp khác không có giấy phép xả thải hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường vẫn vô tư xả thải, nhất là những doanh nghiệp ngành dệt nhuộm. Hiện Ban quản lý Khu công nghiệp Tân Phú Trung đã xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải và đang lắp đặt hệ thống thu gom nước thải tạm thời để đưa nguồn nước thải về nơi tập trung xử lý. Sau khi xong hệ thống thu gom này, ngành nông nghiệp Tp HCM cũng sẽ rút các giấy phép xả thải ra kênh rạch đã cấp trước đây cho một số doanh nghiệp. Hiện nay, Hepza đã chỉ đạo các Công ty hạ tầng Khu công nghiệp thành lập tổ, đội kiểm tra, giám sát tình hình ô nhiễm môi trường, đánh giá các chỉ tiêu môi trường. Liên quan đến vụ việc Công ty Hưng Thái, ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc gây ô nhiễm môi trường, hiện nay, cơ quan chức năng đã buộc doanh nghiệp ngưng toàn bộ dây chuyền sản xuất để khắc phục hậu quả. Đồng thời, Hepza cũng đề nghị các xã phường giáp ranh phối hợp với tổ kiểm tra môi trường của Khu công nghiệp trong 2 tuần lễ có thể thuê đơn vị độc lập đo đạc các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường tại công ty này, làm cơ sở để xử lý vi phạm. Liên quan đến việc thanh kiểm tra ô nhiễm môi trường, trong năm 2008, Hepza phối hợp cùng các sở ngành chức năng đã kiểm tra gần 200 lượt doanh nghiệp, xử phạt 1,8 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2009, đã kiểm tra gần 290 lượt doanh nghiệp và thanh tra 70 doanh nghiệp khác. Về các giải pháp để xử lý vi phạm ô nhiễm môi trường, ông Ngô Anh Tuấn, Phó Ban Hepza cho biết: Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đã được Ban quản lý khu công nghiệp và các ngành chức năng xử lý. Riêng đối với những doanh nghiệp thuộc địa bàn cấp quận huyện quản lý cũng có biện pháp xử lý khi cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Về vấn đề này, ông Trần Công Cảm, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn nói: Ô nhiễm môi truờng còn mang tính liên tỉnh, liên vùng, vì vậy cũng cần có biện pháp liên kết giải quyết, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Tp HCM cho biết: Theo ông Bùi Cách Tuyến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục môi trường, một trong những điểm hạn chế nhất hiện nay là mức xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa đủ sức răn đe, chưa có tính phòng ngừa đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhận thức rõ vấn đề đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung đẩy mạnh việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, coi đây là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, Bộ đang khẩn trương xây dựng Quy chế bảo vệ môi trường trong các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp và được đưa ra lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương; rà soát các quy định về cấp phép xả thải; sửa lại Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đặc biệt, Bộ đã hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành dự thảo Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thay thế cho Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, theo hướng tăng các hình thức chế tài và thẩm quyền xử lý vi phạm. Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất về bảo vệ môi trường đã được tăng từ 70 triệu lên 500 triệu đồng đối với một hành vi vi phạm. Ngoài ra, bên cạnh việc quy định các hình thức xử lý vi phạm hành chính, dự thảo Nghị định còn bổ sung quy định hình xử lý khác đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: cấm hoạt động, tạm đình chỉ hoặc buộc di dời địa điểm,... Có thể nói, đây là những biện pháp chế tài khá mạnh và kiên quyết, chắc chắn sẽ tạo được sự răn đe, buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện tốt biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Nguyễn Thắng Ô nhiễm môi trường và các giải pháp - Bài 1: Ô nhiễm môi trường kéo dài.

Nguồn VOH: http://voh.com.vn/index.aspx?catid=11&id=19895