Nỗi niềm của nhà giáo

Trong khi mọi thứ là khuôn khổ, từ bài học từ trường sư phạm cho đến bài dạy quy định từ chương trình SGK, cách đánh giá chuyên môn của các cấp. Họ sáng tạo để làm gì? Khi mọi thứ chỉ là hình thức thi đua mà tiền thưởng không có gì hấp dẫn.

Tôi là một nhà giáo với hơn 10 năm đi dạy, từ nông thôn về thành thị. Gặp qua bao nhiêu thế hệ học trò. Những gì bạn Đặng Hương nói là một thực tế rất rõ ràng, nhưng gần như mọi người vẫn xem đó là chuyện bình thường như việc 1 đứa trẻ sinh ra rồi sẽ lớn lên dù nó có đi học hay không?

Ảnh Lao động

Trước khi nói đội ngũ giáo viên mặc kệ học trò và... nguy hại, chúng ta thấy các bậc làm cha mẹ đã mặc kệ con cái của mình, chỉ thích nghe lời khen, không thích nghe góp ý hay tâm sự. Bản thân họ chưa trưởng thành dù tuổi đời đã nhiều, con cái đã lớn...

Xã hội nước ta cũng không có chuẩn nào để đánh giá cho người đã trưởng thành, thì làm thế nào để hướng dẫn trẻ em. Nhà giáo cũng là những người trong xã hội đó, thì họ không phải là vô cảm, mà là sự thích nghi, hay cũng là một trong số những bậc cha mẹ trong các nhà trường như chúng ta đã nói. Trong thời gian dài từ hơn 20 năm trở lại thì số lượng giáo viên được đào tạo từ một nền giáo dục như vậy thì những bất cập đã được tích lũy là không ít.

Họ làm gì để sáng tạo? Trong khi mọi thứ là khuôn khổ, từ bài học từ trường sư phạm cho đến bài dạy quy định từ chương trình SGK, cách đánh giá chuyên môn của các cấp. Họ sáng tạo để làm gì? Khi mọi thứ chỉ là hình thức thi đua mà tiền thưởng không có gì hấp dẫn.

Quyền của nhà giáo thì phụ thuộc vào kỹ năng và thế đứng của họ trong xã hội, nhưng nó không phải là để phục vụ cho việc giáo dục trẻ em.

Xã hội đòi hỏi ở giáo viên càng nhiều thì nhận lại được sẽ càng ít. Để làm một giáo viên tốt chỉ cần là người có tâm, yêu quý trẻ em sẽ hiểu chúng cần gì và làm như thế nào?

Tôi đã từng đọc qua nội dung Luật giáo dục của Phần Lan - quốc gia được xem là có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới, họ đâu có nói dài, nói nhiều như chúng ta mà họ đã làm tất cả vì thế hệ tương lai của con em mình.

Cho các em thấy đâu là ước mơ, ý tưởng, hiểu được giá trị của cái đẹp, được sống vui vẻ dù là ở nhà hay ở trường là nền tảng cho một đứa trẻ lớn lên bình thường, những trải nghiệm đời thường giúp các em hiểu được giá trị của bản thân.

Giáo dục lòng trung thực, nhưng ngay cả giáo viên còn không nói thật thì học sinh còn tin ai? Thật giả ngày càng không phân biệt được, làm cho giới trẻ lớn lên trong nghi ngờ, những toan tính của người lớn đã sớm định hình cho con mình ỷ thế, cậy quyền của cha mẹ. Giáo viên không thể dạy một bài học hoàn chỉnh trên lớp. Tiền lương không giúp họ an tâm trong cuộc sống, sự sáng tạo của họ chúng ta lấy gì để đánh giá?

Mặt khác, giáo viên là một nghề như bao nghề khác trong xã hội, đội ngũ giáo viên phần lớn vẫn là những người có trách nhiệm với vai trò của mình, sẵn sàng chịu thiệt về vật chất, tinh thần, những búa rìu của dư luận, những xung đột hàng ngày với đủ lớp người trong xã hội.

Nhưng họ luôn cố gắng sống tốt, làm tốt công việc của mình đã là điều quý. Còn việc muốn thay đổi, muốn nâng cao chất lượng thì đòi hỏi một cuộc cách mạng cho toàn xã hội. Điều này sẽ rất phức tạp, chậm chạp....

Trước khi có sự thay thế tốt hơn, chúng tôi - đội ngũ nhà giáo sẽ âm thầm lao động và cống hiến hết sức mình, những người thầy tốt vẫn còn mãi đâu đó trong lòng học sinh, sẽ là ngọn lửa không bao giờ tắt...

Cao Thanh Huyền

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102511/noi-niem-cua-nha-giao.html