Những thứ nên mua dịp đầu năm để cả năm may mắn

Đầu năm, nên mua gì để cả năm may mắn, nhiều tài lộc là mối quan tâm của nhiều gia đình. Dưới đây là những vật dụng theo quan niệm dân gian mang ý nghĩa may mắn nên mua dịp năm mới.

Mua muối

Dân gian có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về phong tục tập quán của người Việt trong năm mới. Tục lệ này ngày nay ít người quan tâm, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, nhiều gia đình người Việt vẫn luôn nhắc nhở con cháu giữ gìn những thói quen và quan niệm đẹp đẽ đã có từ lâu đời.

Việc mua muối đầu năm của mỗi gia đình thường bắt đầu trong buổi sớm mồng 1 Tết. Chính vì thế, ngay từ sáng mồng 1 Tết, tại các vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiều người đi bán muối dạo qua khắp các con phố, đường làng hoặc mang thúng muối ra bán ngay trước cổng chùa. Hầu hết mọi người đều háo hức mua một vài đồng muối lấy may cho cả năm, và không ai kỳ kèo mặc cả bao giờ.

Nhiều gia đình đi chợ đầu năm cũng phải tìm mua một vài đồng muối. Người xưa quan niệm muối là thứ mặn, chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm, nó mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.

Mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm, nó mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái. (Ảnh minh họa).

Mua gốm

Đồ gốm không chỉ dùng để trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà của bạn chúng còn có ý nghĩa phong thủy, giúp cân bằng Ngũ Hành, tăng cường sinh khí cho ngôi nhà. Đầu năm, bạn có thể cân nhắc mua một món đồ bằng gốm để lấy may.

Mua vàng

Truyền thống, cứ ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, được gọi là ngày thần tài, người dân sẽ nô nức đi mua vàng trong ngày vía Thần Tài – vị Thần chủ quản tài lộc để cầu may mắn.

Cũng như các vị Thần khác, Thần Tài có nhiều truyền thuyết, giai thoại để giải thích, trong đó phổ biến nhất là câu chuyện kể về vị Thần Tài ở trên trời đi lạc xuống trần gian trong một lần say rượu, sau đó quên mất mọi chuyện và phải đi ăn xin. Có điều lạ là hễ ông ăn ở quán nào thì quán ấy đều trở nên đông khách, khách khứa ra vào tấp nập suốt ngày. Nếu làm ông phật ý bỏ đi thì quán hàng ấy lại bị ế ẩm không ai thèm tới.

Sau khi tìm lại được quần áo Thần Tài của mình, ông nhớ ra chuyện cũ và vội trở về trời trong sự tiếc nuối của người dưới hạ giới. Kể từ đó, người ta lập bàn thờ ông để cầu mong ông độ trì cho đường làm ăn buôn bán được suôn sẻ, thịnh vượng. Ngày Thần Tài (hay ngày vía Thần Tài) cũng từ đó xuất hiện vào ngày 10/1 âm lịch hàng năm (ngày Thần Tài bay về trời) như một cách tưởng nhớ đến vị Thần tốt lành này, đồng thời cầu mong vận may về của cải sẽ đến với mình trong suốt cả năm dài phía trước.

Cứ ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, được gọi là ngày thần tài, người dân sẽ nô nức đi mua vàng trong ngày vía Thần Tài – vị Thần chủ quản tài lộc để cầu may mắn.

Mua giấy xin chữ

Đầu xuân năm mới, mua giấy xin chữ một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.

Như các cụ thường nói: “Nét chữ nết người” nên xưa, những người được mọi người xin chữ là những nho sĩ, những thầy giáo, thầy đồ có tiếng hiền tài, đức độ, học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp. Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện phấn đấu của gia đình, bản thân.

Nhưng thấy đồn truyền rằng ai không đi xin chữ mà lại được các thầy gọi vào cho chữ, người ấy mới thật là có phúc có đức và có cả duyên với các thầy mới được vậy, cái đó gọi là lộc chữ. Nhà nào, anh nào mà được các thầy cho chữ như vậy thì cả năm sẽ đạt được nhiều điều tốt lành, nhiều sự như ý.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/thi-truong/nhung-thu-nen-mua-dip-dau-nam-de-ca-nam-may-man-a132293.html