Những người trúng số độc đắc gặp ác mộng

Bạn có bao giờ mơ thấy mình trúng sổ xố? Cẩn thận nhé, hãy gặp những người có giấc mơ biến thành ác mộng được liệt kê dưới đây:

Callie Rogers - khánh kiệt vì vung tiền mua quần áo, tiệc tùng... Vào năm 16 tuổi, cô trúng số 1,9 triệu bảng Anh, tương đương 3 triệu USD lúc đó. Nhưng giờ đây Rogers nhẵn túi. Cô gái đã dành toàn bộ số tiền này vào tiệc tùng, nghỉ mát, nhà cửa, bạn bè và... nâng ngực. Sáu năm với hai lần tự tử bất thành, Rogers giờ là một bà mẹ trẻ của hai đứa con. Cô phải đi làm osin để duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình. Janite Lee - rót tiền vào chính trị, giáo dục, cộng đồng nhưng rút cục trắng tay. Đôi khi, ngay cả những dự định tốt đẹp lại hóa thành tệ hại. Như trường hợp của Janite Lee, một phụ nữ 52 tuổi. Vào năm 1993, bà Lee nhận được 18 triệu USD tiền trúng sổ xố từ Công ty Sổ số Missouri. Người phụ nữ Hàn Quốc nhập cư này ngay lập tức chi tiền vào các chương trình giáo dục, dịch vụ cộng đồng và các tổ chức chính trị. Bên cạnh ngôi nhà triệu đô và những chiếc xe hơi đắt tiền, bà Lee còn tặng hơn 1 triệu USD cho trường Đại học Washington. Bà cũng chi 277.000 USD cho các ứng viên chính trị Dân chủ để được dùng bữa với Bill Clinton, Al Gore và thậm chí Tổng thống Hàn Quốc. Lee không dừng lại ở đó. Bà tặng 30.000 USD cho gia đình một mục sư nhà thờ Hàn Quốc đã qua đời. Hiệp hội Mỹ - Triều St Louis được bà Lee tặng cho một ngôi nhà. Một hiệp hội khác liên quan tới nhận con nuôi Hàn Quốc cũng được giúp đỡ. Lòng nhân từ của bà Lee thật lớn. Nhưng thói ham bài bạc - đã đốt của bà 347.000 USD chỉ trong vòng 1 năm - cộng với các khoản vay ngân hàng, nợ thẻ tín dụng... đã đẩy Lee vào thảm họa. Người phụ nữ này phá sản vào năm 2001. Jack Whittaker Jr - người từng trúng số độc đắc nhất đã mất 114 triệu USD trong 4 năm. Ngày 25/12/2002, một nhà thầu xây dựng ở Tây Virginia tên là Andrew Jackson "Jack" Whittaker Jr đã trúng 315 triệu USD từ công ty sổ số Powerball, giải sổ xố lớn nhất trong lịch sử mà một người đoạt được. Lúc đó, Jack là Chủ tịch một hãng thầu khoán thành công có tên Diversified Enterprises Construction. Ông có một cuộc sống khá giả với tài sản ròng hơn 1 triệu USD, một công việc thành đạt, một gia đình ấm cúng với những đứa cháu kháu khỉnh. Sau khi trúng số, ông tuyên bố tặng 10% số tiền trúng thưởng cho nhiều tổ chức từ thiện và thành lập quỹ Jack Whittaker Foundation với 14 triệu USD. Tuy nhiên, hành vi xấu của Jack đã làm nên câu chuyện của người đàn ông này. Ông bị bắt hai lần, một vì lái xe trong lúc say xỉn và một lần vì đe dọa quản lý một quán rượu. Ông còn bị một phụ nữ kiện đã "lần mò" cô ở một trường đua chó. Bọn trộm lấy đi 545.000 USD tiền mặt từ xe của Jack khi ông đang thăm một câu lạc bộ thoát y... Sau khi vợ chồng ông li dị, có nhiều cái chết diễn ra. Vào năm 2003, bạn trai của cháu gái Jack được phát hiện chết vì dùng ma túy quá liều tại nhà của ông. Cháu gái 17 tuổi của Jack - được ông trợ cấp 2.100 USD/tuần - cũng tử vong vì dùng ma túy quá liều vài tháng sau đó, nhưng tại một địa điểm khác. Con gái của ông - là mẹ của cô gái chết trẻ - qua đời năm ngoái vì một nguyên nhân chưa xác định được. Khi trả lời phỏng vấn, một Whittaker giờ không nhà không của, nói: Tôi ước mình đừng mua tấm vé đó. Ken Proxmire - người thợ máy trúng 1 triệu USD nhưng phá sản chỉ trong 4 năm. Ken Proxmire là một thợ máy. Anh trúng thưởng 1 triệu USD từ công ty sổ xố Michigan. Proxmire chuyển tới California và đầu tư vào buôn bán xe hơi cùng với anh em của mình. Chỉ trong vòng 5 năm, Proxmire đâm đơn xin phá sản. "Ông là một người nghèo khó gặp vận may và muốn chăm sóc tất cả mọi người", trích lời con trai của Ken. "Giờ đây ông không còn nói đến việc mua máy bay hoặc đi những chiếc limo nữa. Cha tôi giờ quay lại công việc của một thợ cơ khí". Evelyn Adams - người phụ nữ trúng sổ xố 2 lần và giờ sống trong xe mooc. Adams trở nên giàu có sau khi có được tổng cộng 5,4 triệu USD từ hai lần trúng số năm 1985 và 1986. Tuy nhiên, cư dân New Jersey này là một tay nghiện cờ bạc hạng nặng nên chẳng bao lâu sau bà đã đốt sạch tiền. Giờ đây Adams sống trong nhà xe lưu động. Jeffrey Dampier - trúng 20 triệu USD rồi bị giết. Ngay khi nhận được giải thưởng sổ xố lớn vào năm 1986, người đàn ông hào phóng này bắt đầu tặng cho gia đình và bạn bè nhiều món quà đắt tiền, kể cả xe hơi, nhà cửa và những chuyến đi tham quan. Thật không may, điều đó không đủ đối với người em vợ của Dampier, Victoria Jackson. Đêm ngày 26/7/2005, Jackson và bạn trai cô này là Nathaniel Jackson đã bắt cóc nhà triệu phú và bắn chết anh mình. Biller Bob Harrell Jr. - nhà thuyết giáo trúng 31 triệu USD, cho vay hết rồi mất cả tiền lẫn vợ. Nhà truyền giáo Mỹ Biller Bob Harrell Jr. đã nhận được giải thưởng sổ oố́ 31 triệu USD năm 1997. Đầu tiên, cuộc sống rất ổn với Billy Bob khi ông mua một trang trại, sáu ngôi nhà khác và một vài chiếc xe mới. Cũng giống như nhiều người trúng số, Billy không thể chỉ đơn giản nói "Không" khi người ta xin ông giúp đỡ. Sau đó, Billy li dị vợ và tự tử. Sức ép quá lớn khiến người đàn ông này không chịu nổi. Michael Carroll - người dọn rác trúng số, nhẵn túi vì tiệc tùng và gái gú. Công dân Anh 26 tuổi đang thất nghiệp này đã nướng sạch 9,7 triệu Bảng (15 triệu USD) vào năm 2002. Lúc đầu, Carroll mua quà cho gia đình và bạn bè, nhưng sau đó, anh ta sớm nướng tiền vào cocaine, tiệc tùng, xe hơi, ngựa, chó và gái (có thời điểm ngủ với bốn cô một ngày). Giờ đây, Carroll đang hưởng 42 Bảng/tuần tiền trợ cấp tìm việc. Anh ta đang xin được dọn rác trở lại. Carroll nói rằng sống với 42 bảng dễ dàng hơn nhiều. Vivian Nicholson - "tiêu tiền, tiêu tiền và tiêu tiền" Vivian Nicholson từng nổi tiếng với tuyên bố "Tiêu tiền, tiêu tiền và tiêu tiền" sau khi nhận được 152.300 Bảng (tương đương 3 triệu Bảng ngày nay) vào năm 1961. Nữ công dân Anh đã thực hiện đúng theo tuyên bố đó, nước sạch khoản tiền trên trong chưa đầy 5 năm. Kể từ khi đó, Nicholson cưới chồng 5 lần, bị đột quỵ và phải trị chứng nghiện rượu, bị trục xuất khỏi Malta, tự tử bất thành và bị đưa vào trại tâm thần. Hiện nay, Nicholson sống nhờ khoản lương 87 Bảng/tuần. Thanh Hảo (Theo Odd)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/thegioi/201006/Nhung-nguoi-trung-so-doc-dac-gap-ac-mong-917327/