Những món ngon không thể bỏ qua khi đến Singapore

Đất nước Singapore chứa đựng sự đa dạng tập trung về ẩm thực, hợp nhất nguồn di sản phong phú của nhiều loại món ăn với sự ảnh hưởng, du nhập của các nền văn hóa như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia.

Nếu bạn là người bản xứ tại Singapore, có lẽ bạn đã thấy qua những món ăn như thế tại những khu bán hàng rong, tầng trệt của những tòa nhà dân sinh, trong các gian ẩm thực ở trung tâm mua sắm hoặc trong những cửa hàng ở tầng một những ngôi nhà cổ hai tầng, vừa lạ vừa quen đã tồn tại mấy thập kỷ.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu và chỉ dẫn ra 10 món ăn ngon mà bạn nên nếm thử khi có cơ hội tới đất nước Singapore. Có thể đây sẽ không phải là những món ăn ngon nhất, nhưng đa phần nó đã được đánh giá là rất đáng thưởng thức.

Bak Kut Teh (Trà xương sườn/ Soup xương sườn heo)

Người ta tương truyền rằng vào thời xa xưa ở Singapore, một người ăn xin đói khổ nọ tới một tiệm mì thịt heo để xin đồ ăn. Người chủ quán lúc ấy cũng trong cảnh thiếu thốn tuy vậy vẫn có lòng giúp đỡ người ăn xin. Ông ninh một vài mảnh xương heo còn xót lại, nêm vào đó các loại gia vị bình dân mà ông dùng để tăng hương vị cho thức ăn, bao gồm có hồi hương và hạt tiêu để tạo cho món ăn có màu như nước trà. Như thế, trà xương sườn đã ra đời. Một giáo sĩ đã nói rằng: đây là một loại thuốc bổ được tạo ra để làm “phục hồi sinh lực” cho những người phu khuân vác Trung Quốc làm việc ở khu vực cầu cảng Clark Quay.

Bak Kut Teh đã có mặt từ khi Singapore vẫn còn là một quốc gia đang phát triển và nó xứng đáng nhận được sự trân trọng như một món ăn đơn giản và dung dị. Hãy chọn thịt sườn heo cho món soup của bạn để cảm nhận thêm chút chút hương vị tinh tế mà nó đem lại. Ngoài ra, còn có một kiểu biến tấu khác từ món ăn này là Klang Bak Kut Teh với chất soup sẫm màu, đậm đà hương vị thảo mộc có xuất xứ từ Malaysia.

Wanton Mee

Món mỳ Wanton Singapore có lẽ nhận sự ảnh hưởng từ ẩm thực Hồng Kông nhưng từ lâu đã trở thành một phần không thể tách khỏi trong nền văn hóa của Singapore. Đặc trưng kiểu món ăn của người Singapore là ăn “khô”, rưới lên một vài loại nước sốt ngọt nhẹ, vài lát thịt heo char siew- thịt heo nướng hoặc quay kiểu Trung Quốc, sủi cảo nhồi thịt heo với một bát soup nhỏ đặt bên cạnh. Người bán hàng cũng sẽ hỏi nếu bạn muốn chút vị cay hay không. Với kiểu cay này, mỳ sẽ được trộn đều với ớt, trong khi đó, kiểu không cay dành cho trẻ nhỏ sẽ được trộn với nước sốt cà chua. Sủi cảo có thể được chiên hoặc đi kèm trong món soup. Dạng biến tấu kiểu Malaysia có nước sốt màu đậm hơn và hương vị cũng ngọt hơn.

Bánh cà rốt chiên

Bạn đừng nhầm tưởng đây là món tráng miệng của người Mỹ nhé vì nó khác xa hoàn toàn với món của người Mỹ. Bánh cà rốt chiên Singapore được làm từ trứng, củ cải muối (chai poh) và bánh bột củ cải trắng trông giống như “củ cà rốt màu trắng” và đây cũng là cái cách mà tên gọi của món ăn ra đời.

Đây là món ăn xuất xứ từ Trung Quốc nổi tiếng ở cả hai nước Singapore và Malaysia. Có rất nhiều dạng khác nhau bao gồm: kiểu “đen mật đường” khi món ăn được tưới thêm nước sốt ngọt ( mật đường sẫm màu, lỏng và dính), kiểu giòn với bánh được chiên trên trứng đánh bông để tạo lớp vỏ và các khối bánh. Tuy thế, người ta vẫn thường hay thấy nhất ở Singapore là kiểu băm nhỏ với củ cải thái hạt lựu.

Dian xin - Dim Sum

Thêm một món ăn được lấy cảm hứng từ Hồng Kông/ Thượng Hải mà có thể dễ dàng tìm thấy tại Singapore chính là điểm tâm hay tên gốc là “Dian xin”- món ăn truyền thống của Trung Quốc để ăn lót dạ. Nó chính xác không chỉ là một món đơn lẻ, mà là một tập hợp bao gồm nhiều nhiều món nhỏ, có thể phục vụ cho việc dùng bữa theo nhóm- phong tục ăn uống với nhiều người ngồi ăn chung một bàn đặc trưng của Trung Quốc. Bộ điểm tâm phổ biến bao gồm: BBQ Pork Bun- bánh màn thầu nhân thịt BBQ, sủi cảo hấp Xiao Long Bao, bánh hấp Siew Mai (nhân thịt heo, nấm hoặc hải sản..), bánh cuốn Chee Chong Fun và nhiều món khác nữa.

Bánh mỳ nướng Kaya và trứng trần lòng đào

Món ăn sáng truyền thống duy nhất của người dân Singapore chính là bánh nướng nhân mứt dừa với đôi ba quả trứng trần. Loại bánh mỳ truyền thống là ổ bánh hình chữ nhật màu trắng, đem nướng trong lò, phết đều kaya mặt trong của hai lát bánh- một loại mứt dạng lỏng hay nước sốt xuất sứ từ Malaysia làm từ dừa hoặc trứng, sau đó thì kẹp thêm một lát bơ SCS dày để cho từ từ tan chảy giữa 2 lát bánh mỳ còn ấm. Đây chính là kiểu bánh nướng Kaya cổ điển tại Singapore. Thêm vào đó, những loại biến tấu cho khác đi có thể sử dụng bánh mỳ nâu thái lát mỏng, bánh sữa tròn hoặc “Jiam Tao Loh Tee” như bánh gậy của Pháp.

Đối với món trứng trần, trứng thường được chế biến bằng cách cho vào một nồi lớn nước sôi bằng kim loại được đậy vung kín. Sau khoảng thời gian ước lượng, trứng được vớt ra khi đạt yêu cầu món ăn (thời gian trần trứng trong khoảng 7- 10 phút tùy theo từng sở thích về độ chín của trứng). Với bước chuẩn bị, vỏ trứng được tạo rãnh nứt để sau đó có thể tách hai nửa vỏ trứng bằng tay không, lòng đỏ và lòng trắng trứng được hứng bằng một chiếc đĩa đặt ở bên dưới, phần vỏ trứng sau đó được vứt bỏ. Nêm gia vị với một chút hạt tiêu và xì dầu độ đậm, nhạt tùy ý.

Cua bể (sốt ớt/ hạt tiêu)

Hai phong cách chế biến thịt cua bể phổ biến rộng rãi nhất tại Singapore là dùng với sốt ớt, hơi có chút vị cà chua, cay cay ngọt ngọt hoặc là với sốt hạt tiêu đen. Cua bể sốt ớt thường được ăn kèm với bánh bao chiên dìm trong sốt tương ớt ngon tuyệt. Cua bể được chuẩn bị sẵn sàng cho việc chế biến với 2 quy trình, luộc trước, sau đó thì rán mục đích để thịt cua không bị xát dính vào mai cua. Hiện nay, có rất nhiều kiểu nấu cua bể cũng trở nên rất thịnh hành như: cua bể sốt trứng ướp muối hoặc bún cua Singapore.

Bún nước Laska

Bún nước Laska là món ăn phát triển từ các nhân tố ẩm thực Trung Quốc và Malaysia, mặt khác được biết đên như văn hóa người Peranakan. Có hai loại bún nước Laska: Laska cà ri và Laska me chua (asam laska). Bún Laska cà ri được biết đến rộng rãi hơn tại Singapore, trong khi bún Laska me chua thì dễ thấy hơn tại những vùng đất của người Malaysia như Penang Laska. Thực tế, bún laska có hàng loạt những kiểu chế biến khác nhau với sự khác biệt trong nguyên liệu cá, nước dùng và ngay cả loại bún.

Bún Laska cà ri truyền thống Singapore sử dụng bún/ mì sợi, sữa dừa, đậu hũ chiên phồng, vài ba lát cá, tôm và sò huyết. Tùy theo sự điều chỉnh giá cả hoặc khẩu vị của từng người, suất ăn có thể có hoặc không có tôm và sò huyết. Một kiểu bún Laska độc đáo khác ở Singapore được biết đến là bún Katong Laska với sợi bún được cắt thành những đoạn ngắn vừa xúc và ăn bằng thìa. Hiện tại, vẫn còn rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh kiểu chế biến nguyên bản của món Katong Laska.

Đầu cá nấu cà ri

Liệu đây là món ăn Trung Quốc, Ấn Độ hay Malaysia? Thực ra, đầu cá nấu cá ri là món ăn không rõ chính xác xuất xứ, có lẽ nó mang hơi hướng nguồn gốc từ phía Nam Ấn Độ nhưng lại mang sự tác động mạnh mẽ của tính đa sắc tộc tại Singapore. Trên hết, điều chắc chắn là nó có hương vị rất tuyệt vời. Nửa hoặc cả chiếc đầu loài cá hanh đỏ được hầm cùng với cà ri và hỗn hợp 1 số loại rau như đậu bắp và cà tím. Cà ri kiểu Ấn Độ đậm đà và có vị cay hơn, trong khi cà ri kiểu Trung Quốc thì có vị thanh và ngọt hơn. Kiểu chế biến khác bao gồm: đầu cá nấu cà ri Assam phảng phất vị chua của quả me chua (assam).

Bak Chor Mee (Mỳ thịt băm)

Được biết đến thường ngày với cái tên “ Bak Chor Mee”, đây là món mỳ nấu với thịt heo băm, gan heo, thịt viên (thịt heo/ cá), chả cá thái lát và nước hàng om giấm để tạo độ ướt cho món ăn.

Đặc biệt, món mỳ có thể được yêu cầu chế biến “khô” để thưởng thức trọn vẹn hương vị của nước sốt. Bạn có thể chọn lựa giữa tương ớt và nước sốt cà chua hoặc loại mỳ mà bạn muốn. Các sự lựa chọn về loại mỳ thông thường hoặc là mỳ dẹt/ bánh đa ( Mee Pok) hoặc là mỳ sợi nhỏ/ miến (Mee Kia), một số cửa hàng thì có thêm vài sự lựa chọn như: bún (bee hoon), mỳ ướp vị muối Trung Quốc làm từ bột mỳ ( Mee Sua) hay mỳ làm từ bột gạo (Mee Tai). Một kiểu khác của món mỳ bao gồm một loại soup riêng biệt, độc quyền với loại mỳ tự làm tại nhà rất nổi tiếng tại địa chỉ Blk 15, Bedok South Road, Singapore 460015.

Hàu tráng trứng (Orh Lua)

Một món ăn phổ biến ở Hawkers Singapore cũng như tại những phiên chợ đêm Đài Loan được rất nhiều du khách nước ngoài và cả người dân bản địa ưa chuộng. Những quầy hàng bán bánh cà rốt thì, như một đặc trưng, cũng bán cả hàu tráng trứng bởi hai món này có quy trình thực hiện tương tự như nhau cũng như sử dụng những nguyên liệu chung như: trứng, bột khoai tây được trộn vào trứng khi rán để tạo độ xốp và hoàn thiện, gia tăng hương vị. Một kiểu chế biến khác là kiểu không có bột khoai tây với giá bán hơi cao hơn loại thường một chút, vì lượng trứng cần dùng nhiều hơn để thay thế. Ngoài ra, ở Singapore còn có loại giấm ớt đặc biệt được chuẩn bị chỉ dành riêng cho món hàu tráng trứng này.

Ngọc Trâm

Nguồn Một Thế Giới: http://motthegioi.vn/luxury-living/am-thuc/nhung-mon-ngon-khong-the-bo-qua-khi-den-singapore-258280.html