Những lừa dối về vũ khí: Xe tăng chưa hết thời

Xe tăng là loại vũ khí của thế kỷ trước và đã lạc hậu. Nhận định này là sự lừa dối hay phản ánh thực tế thị trường vũ khí thế giới?

Các chuyên gia Nga đặt câu hỏi ngành công nghiệp quốc phòng Nga liệu có bị ảnh hưởng do sự thay đổi về cơ cấu trên thị trường vũ khí như dự báo.

Chiến dịch quân sự mà Moskva đang tiến hành tại Syria đã làm gia tăng đáng kể sự quan tâm đối với vũ khí Nga. Ví dụ điển hình được tờ Expert của Nga đưa ra là các thương vụ nước này bán 24 chiếc Su-35 cho Trung Quốc và 12 chiếc khác cho Indonesia.

Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga

Theo đó, tổng giá trí đơn đặt hàng sau khi các hợp đồng trên được ký kết vào khoảng 53 tỷ USD.

Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến lo ngại rằng trong những năm tới tình hình sẽ thay đổi theo hướng xấy cho Nga. Có ý kiến cho rằng cơ cấu thị trường vũ khí sẽ thay đổi khiến các khách hàng tiềm năng không còn quan tâm tới vũ khí Nga.

Tờ Expert của Nga mới đây có bài phỏng vấn Phó Tổng giám đốc Viện phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, ông Konstantin Makienko.

Sự lừa dối số 1: Thiết giáp đã lui vào quá khứ

Tờ Expert cho rằng một trong những sự lừa dối hàng đầu về thị trường vũ khí là ý kiến cho rằng nhiều khách hàng sẽ từ chối mua xe bọc thép trong tương lai.

Trong giai đoạn 2003-2010, tỷ lệ của loại thiết bị quân sự này trên thị trường vũ khí toàn cầu chiếm tới 13,4%. Nhưng trong giai đoạn 2011-2014, con số này chỉ đạt 8,8%. (Số liệu do Trung tâm phân tích thương mại vũ khí toàn cầu cung cấp).

Xe tăng T-90 của Nga

Các nước có xu hướng ngừng mua các loại xe tăng xe bọc thép đề chuyển sang mua các loại máy bay quân sự và hệ thống tên lửa.

Xuất phát từ thực tế trên, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng kỷ nguyên của xe bọc thép là thế kỷ XX và đã qua đi. Những tập đoàn lớn của Nga chuyên sản xuất xe bọc thép gồm Uralvagonzavod hay Kurganmashzavod được dự đoán sẽ chịu thiệt hại nặng nề.

Expert: Thưa ông Konstantin Makienko, những lo ngại như trên liệu có phù hợp với thực tế?

Makienko: Theo tôi, những lo ngại trên hoàn toàn vô căn cứ. Thị trường xe tăng trong 15 năm trở lại đây đã chứng minh rằng nhu cầu đối với loại vũ khí này vẫn còn dù có giảm so với những năm 1990. Cơ cấu có sựt hay đổi thú vị.

Xe tăng Abrams của Mỹ

Vào những năm 1990, các nhà sản xuất phương Tây thống trị thị trường xe tăng sản xuất mới. Ví dụ như Mỹ chuyên cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams cho Ai Cập, Kuwait hay Saudi Arabia.

Pháp thì xuất khẩu tới 388 chiếc xe tăng chiến đấu Leclerc và 2 chiếc huấn luyện cho UAE, còn Anh bán 38 chiếc Challenger 2 cho Oman.

Sang thế kỷ XXI, tình hình đã thay đổi hoàn toàn khi Uralvagonzavod của Nga thống trị phân khúc thị trường này. Người Mỹ và người Đức chuyển sang cung cấp thiết bị và bảo trì, trong khi người Anh và người Pháp hầu như không có hợp đồng xuất khẩu.

Hiện nay, trong số các nước phương Tây chỉ Đức là có hợp đồng bán các xe tăng mới Leopard 2A7 cho Qatar, ký năm 2013.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhung-lua-doi-ve-vu-khi-xe-tang-chua-het-thoi-3299873/