Những điều cần chú ý trong cuộc phỏng vấn xin việc

(NDHMoney) Trong các cuộc phỏng vấn xin việc, kiến thức và sự hiểu biết của bạn chỉ là điều kiện cần giúp bạn trả lời các câu hỏi. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng luôn quan sát, ra quyết định dựa trên cách bạn trả lời, thái độ và cử chỉ của bạn.

Chú ý đến thời gian! Thái độ của bạn có quan tâm đến thời gian hay không sẽ là 1 thông điệp cho các nhà tuyển dụng. Một cuộc phỏng vấn việc làm là một cuộc hẹn vô cùng quan trọng, việc bạn đi quá trễ là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Bị lỡ xe buýt hoặc bị kẹt xe là những lý do không thỏa đáng. Đi đến quá sớm vẫn tốt hơn là đi quá muộn! Nếu bạn đến quá sớm, bạn không cần phải đến thẳng phòng chờ, bạn có thể đi dạo vòng quanh, bởi chờ đợi ở hành lang hay phòng chờ sẽ chỉ khiến dây thần kinh của bạn thêm căng thẳng. Khi mới gặp mặt Sauk hi bạn thông báo danh tính với quầy lễ tân, bạn thường được yêu cầu ngồi chờ. Một lúc sau sẽ có người đến dẫn bạn vào phòng phỏng vấn. Đừng vội vã đứng bật dậy và bắt tay người đó. Tốt hơn hết hãy để cho họ chủ động bắt tay bạn trước. Khi vào phòng, bạn nên đi vòng quanh bàn để bắt tay và tự giới thiệu bản thân tới các thành viên trong hội đồng tuyển dụng. Chọn chỗ ngồi thích hợp Sau màn chào hỏi, tự giới thiệu ban đầu, bạn thường sẽ được chỉ nên ngồi vị trí nào. Nếu bạn được quyền lựa chọn vị trí ngồi, bạn nên chọn nơi mà từ đó bạn có thể thấy rõ tất cả những người tham gia phỏng vấn, và họ cũng có thể thấy rõ bạn. Nếu một ai đó ngồi phía sau bạn và bạn không thể thấy rõ anh ta, người đó có thể có ấn tượng không tốt về bạn vì điều này. Điều chỉnh tư thế cơ thể Trong suốt cuộc phỏng vấn, bạn nên cố gắn ngồi trong tư thế cho thấy sự hào hứng nhưng vẫn thoải mái. Bạn có thể thể hiện điều này bằng cách ngồi thẳng trên ghế, lưng đối thẳng với lưng ghế. Nếu bạn ngồi thõng hay cúi người nghiêng sang một bên ghế, điều này có thể tạo ấn tượng rằng bạn không mấy hứng thú với công việc này. Nếu bạn ngồi ở mép ghế có thể tạo ấn tượng rằng bạn đang cảm thấy khó chịu. Bạn có thể thay đổi tư thế của mình trong suốt cuộc phỏng vấn. Ví dụ như, khi một ai đó đang nói, bạn có thể hơi quay người về hướng người đó hay ngồi dựa ra phía trước một chút. Điều này thể hiện bạn hứng thú với nhưng gì người khác nói. Nên làm gì với bàn tay? Nhiều người cảm thấy bàn tay của họ là những trở ngại trong suốt cuộc phỏng vấn hơn là một công cụ tăng tính truyền đạt. Trong các tình huống khó, mọi người thường khoanh tay trước ngực, điều này giúp họ có được cảm giác an toàn hơn. Khi phỏng vấn, tốt hơn hết bạn không nên làm thế, bởi cánh tay gập vào thể hiện một động thái phòng thủ. Tốt hơn, bạn nên để thả lỏng hai tay, đặt chúng úp vào nhau hoặc đặt lên tay vịn của ghế. Thường xuyên chuyển động: một cuộc phỏng vấn năng động? Bạn gật đầu sẽ cho người khác thấy bạn đang hưởng ứng những gì người ta nói. Các cử chỉ của tay sẽ khiến cuộc phỏng vấn thêm sinh động. Bạn càng giám thể hiện qua các động tác tay, bạn sẽ càng nhanh chóng cảm thấy thoải mái. Trong hầu hết các trường hợp, bạn không nên cứ chỉ tay quá nhiều ngay từ đầu mà hãy từ từ thêm vào trong suốt cuộc phỏng vấn: nếu họ sử dụng tay nhiều trong cách diễn đạt, bạn cũng có thể làm như vậy. Khi họ ít sử dụng các cử chỉ, bạn cũng nên như họ. Đồng thời, bạn cũng nên để ý đến những hành động vô thức mà bạn có thể làm, đôi khi là do quá căng thẳng. Ví dụ như, rung chân, đá chân bàn, gõ ngón tay lên bàn, hay kích bút bi liên tục sẽ gây cảm giác khó chịu cho người khác. Bạn nên nhìn vào ai? Trong suốt cuộc phỏng vấn, điều quan trọng là bạn phải xem xét tất cả những người phỏng vấn ở một mức độ như nhau. Nhìn thẳng vào người khác sẽ đem lại sự tin tưởng cho họ và đồng thời bạn cũng sẽ điều khiển được cuộc nói chuyện. Khi một người trong hội đồng nói, hãy nhìn thẳng vào người đó cho dù họ đang nói gì, điều này cho thấy bạn đang lắng nghe. Khi có người đặt câu hỏi, đầu tiên bạn nên nhìn người đã hỏi bạn, sau đố nhìn qua một lượt hội đồng, và để nhấn mạnh một điều gì đó hay để kết thúc câu trả lời, hãy nhìn thẳng vào người đã hỏi. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của người phỏng vấn Ngoài việc chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của riêng bạn, bạn cũng nên để ý xem hành động, cử chỉ của những người phỏng vấn mình. Các cử chỉ của họ có thể là những tín hiệu cho bạn biết bạn có làm gì sai hay không hay bạn đang nói rất tốt. Ví dụ, khi các thành viên của hội đồng có ý kiến rằng bạn đang ngắt lời họ, hay họ lắc đầu, thở dài, khoanh tay lại, điều này cho thấy họ đang không hài lòng. Thường thì điều này chưa phải là quá muộn để thay đổi tình thế.

Nguồn NDH: http://ndhmoney.vn/web/guest/tai-chinh-ca-nhan/nghe-nghiep-giao-duc/nghe-nghiep/view/-/journal_content/journal_content_INSTANCE_6Fvc/10136/3079955?_journal_content_INSTANCE_6Fvc_version=1.0