Những chứng bệnh thường gặp sau sinh mổ

Sau khi mổ các bà mẹ hay lo sợ những bất thường về sức khỏe, chúng tôi xin gửi tới các bạn một số chứng bệnh thường gặp sau khi sinh mổ.

Biến cố sau sinh mổ Mẹ sinh mổ có thể: + Tử vong, với tỷ lệ 4-8 trên 1.000 ca, tỷ lệ 1/1000 liên quan đến gây mê, nhiễm khuẩn nặng, băng huyết, tắc mạch huyết khối. + Chảy nhiều máu do khi mổ chạm phải động mạch tử cung. + Đờ tử cung + Nhiễm trùng vết mổ, có thể phải cắt tử cung thời gian hậu phẫu. + Tai biến phẫu thuật do phạm phải các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang, niệu quản, gây dò bàng quang - tử cung, dò bàng quang – âm đạo. + Tai biến do gây mê hồi sức + Sẹo mổ trên thân tử cung có thể bị nứt trong thai kỳ sau, dính ruột hoặc tắc ruột. Thai nhi có thể: + Bị chạm thương trong khu phẫu thuật. + Hít phải nước ối. Những chứng bệnh thường gặp sau sinh mổ Nhiễm trùng tử cung Thời gian xuất hiện: Vài ngày sau sinh mổ. Sắc thái da, môi, niêm mạc: Da xanh, người mệt mỏi, thiếu máu. Nhiệt độ: Sốt Tử cung: Co hồi chậm. Nếu chỉ viêm niêm mạc tử cung thì khi nắn vào tử cung không thấy đau. Nhưng nếu viêm lớp cơ trong thì nắn đáy tử cung thấy đau. Sản dịch: Có mùi hôi, đôi khi lẫn cả mủ hoặc máu đỏ tươi. Tiên lượng bệnh: Hoàn toàn có thể khỏi bằng điều trị nội khoa. Viêm phúc mạc tiểu khung Thời gian: Vào tuần thứ hai sau sinh mổ. Sắc thái da, môi, niêm mạc: Da xanh, hốc hác, người mệt, ngày càng nặng hơn. Nhiệt độ: Sốt tăng dần. Sốt có rét run. Nhiệt độ 38 – 40 độ C Đại, tiểu tiện: Bí trung, đại tiện hoặc có hội chứng lỵ. Tiêu hóa: Đau bụng âm ỉ hay từng cơn. Tử cung: Tử cung vẫn mở dù đã tuần thứ hai. Nắn tử cung đau. Di động tử cung đau. Sản dịch: Có mùi hôi. Tiên lượng bệnh: Bệnh có thể khỏi bằng điều trị nội khoa. Song cũng có những trường hợp nặng, điều trị nội khoa không khỏi thì phải mổ cắt tử cung bán phần để loại bỏ ổ nhiễm trùng. Do đó hãy đi khám bác sĩ sớm để giảm nhẹ hậu quả. Viêm phúc mạc toàn thể Thời gian xuất hiện: Tuần đầu sau sinh mổ. Sắc thái da, môi, niêm mạc: Môi khô, lưỡi bẩn, thở ra mùi hôi, thể trạng ngày càng hốc hác. Nhiệt độ: Sốt ngày càng cao, 39-40 độ C. Rét run. Hô hấp: Thở nhanh và nông Tiêu hóa: Tiêu chảy, phân có mùi khắm. Tử cung: Co hồi chậm, ấn đau, di động đau. Sản dịch: Có mùi hôi Tiên lượng bệnh: Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì còn khả quan nhưng thường là mất tử cung, mất khả năng sinh đẻ. Nếu phát hiện muộn dù có được điều trị tốt cũng khó bảo toàn tính mạng cho thai phụ. Nhiễm trùng huyết Thời gian xuất hiện: Xuất hiện muộn sau sinh mổ. Sắc thái da, môi, niêm mạc: Da xanh. Môi khô, lưỡi bẩn, da, niêm mạc nhợt nhạt, có khi mê sảng. Thể trạng suy sụp nhanh. Nhiệt độ: Sốt cao liên tục, 39 – 40 độ C. Hô hấp: Thở nhanh. Đại, tiểu tiện: Nước tiểu màu hồng Tử cung: Co hồi chậm. Sản dịch: Có mùi hôi, lẫn nhiều bạch cầu và mủ. Tiên lượng bệnh: Tiên lượng bệnh rất xấu. Tỷ lệ tử vong cao. Nếu khỏi cũng để lại nhiều di chứng. 5 lầm tưởng về sinh mổ + Nếu lần đầu đẻ mổ thì các lần sau cũng phải đẻ mổ Không hoàn toàn. Tỷ lệ mổ đẻ lần hai ở bệnh viện phụ sản Trung ương chiếm từ 70 – 80%, tức là khoảng 20% phụ nữ đẻ thường sau lần đẻ mổ. Còn theo một nghiên cứu của Anh thì tỷ lệ phụ nữ sinh thường thành công sau khi đã sinh mổ một lần đạt tới 78%. + Đẻ mổ an toàn cho cả mẹ và con hơn sinh thường - Tỷ lệ phụ nữ tử vong do sinh mổ cao gấp 4 lần tử vong do sinh thường. - Tỷ lệ phụ nữ sinh mổ mắc các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng hậu sản, biến chứng do gây tê… cao hơn 3,1 lần so với phụ nữ sinh thường. (Một cuộc nghiên cứu của Canada). - Tỷ lệ máu mà phụ nữ mất trong quá trình sinh mổ cao gấp hai lần so với sinh thường. - 4% phụ nữ sinh mổ có các biến chứng như xuất huyết, đông máu, viêm khung xương chậu, viêm phổi trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ sinh thường thấp hơn nhiều. - Nguy cơ trẻ tử vong sau sinh mổ cao gấp gần ba lần so với sinh thường. - Lượng vi khuẩn có hại cho sức khỏe và hệ miễn dịch ở những đứa trẻ được sinh ra bởi quá trình mổ cao hơn lượng vi khuẩn có lợi. Ngược lại, những đứa trẻ được sinh ra qua đường âm đạo lại có lượng vi khuẩn có hại cho sức khỏe và hệ miễn dịch thấp và lượng vi khuẩn có lợi cao. - Tỷ lệ phụ nữ phải cắt bỏ dạ con sau khi mổ đẻ nhiều lần cao gấp hai lần so với phụ nữ sinh thường. - Nguy cơ biến chứng tăng theo số lần sinh mổ. - Tiền sử mổ đẻ sẽ làm tăng nguy cơ có rau tiền đạo hoặc rau bong non (cả hai trường hợp này đều là nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương và tử vong ở trẻ) trong khi sinh thường không có nguy cơ này. Càng sinh mổ nhiều lần thì nguy cơ này càng càng tăng cao. - Sinh mổ làm cho những phụ nữ béo phì và con của họ có nguy cơ bị tổn thương cao hơn so với sinh thường. - 4/1000 phụ nữ sinh mổ có thai chết lưu trong khi chỉ có 2/1000 phụ nữ sinh thường gặp phải trường hợp này. + Đẻ mổ chỉ tối đa được ba lần Không hoàn toàn. Thực tế có nhiều phụ nữ đẻ trên ba lần. + Đẻ mổ không đau Hai tuần sau khi sinh mổ phụ nữ thường không hoạt động được bình thường trong khi phụ nữ sinh thường chỉ cần hai ngày là có thể chăm con hoàn toàn. + Những em bé đẻ mổ sẽ thông minh hơn đẻ thường Không có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này. Chăm sóc sau sinh mổ Chế độ ăn giàu dưỡng chất Sau khi sinh mổ, sản phụ mất một lượng máu khá lớn nên lúc này cơ thể người mẹ rất cần được bổ sung kịp thời các dưỡng chất để phục hồi. Mặt khác, các dưỡng chất mà cơ thể mẹ hấp thụ qua các bữa ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng sữa của người mẹ. Do đó một chế độ ăn giàu dinh dưỡng là điều quyết định đến sức khỏe của bà mẹ và em bé lúc này. Để có được chế độ ăn hợp lý, tốt nhất bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm: + Nhóm thực phẩm giàu đạm và sắt sẽ giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt. Thực phẩm đầu bảng trong nhóm này là thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, trứng… + Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và nhiều chất xơ chống táo bón. Các thực phẩm nhóm này rất đa dạng như rau ngót, rau muống, súp lơ, chân vịt, cam, quýt, đu đủ, nho… + Nhóm thực phẩm giàu canxi giúp răng và xương của hai mẹ chắc khỏe hơn. Tiêu biểu nhất trong nhóm này là sữa, phômai, các chế phẩm của sữa hay hải sản như tôm, cua… Ngoài đồ ăn, bạn nên uống nhiều nước để tạo sữa cho bé bú. Tuy nhiên, bà mẹ sinh mổ cần tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống trong những ngày đầu sau phẫu thuật như sau: - Ngày đầu sau mổ: Nên dùng đồ ăn nhẹ như nước cháo, cháo loãng hoặc uống oresol. - Ngày thứ hai: Nếu đã trung tiện được thì bạn co thể ăn cơm, uống nước như bình thường. Tuy nhiên, sau khi mổ đẻ, ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm nên việc ăn nhiều sẽ khiến tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu, dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột, khiến bạn bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Một số thực phẩm mẹ sinh mổ cần hạn chế là thực phẩm có tính chất kích thích như hành, tỏi, ớt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá và những thực phẩm khiến bạn dị ứng. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành. Vận động nhẹ nhàng Khoảng 24 giờ sau khi sinh mổ, bạn có thể trở dậy nhẹ nhàng. Lúc đầu bạn có thể cảm thấy khó khăn khi đứng dậy hay di chuyển do chạm vào vết thương. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bạn nên ngồi dậy sớm để thông sản dịch, chống bế sản dịch, chống tắc ruột do dính ruột sau mổ. Bạn có thể bắt đầu bằng việc di chuyển xung quanh giường để duy trì tuần hoàn cho đôi chân, chống nghẽn mạch máu. Có điều mọi vận động của bạn nên hết sức nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến vết thương. Và nếu bạn muốn tập thể dục thì hãy đợi đến ít nhất sáu tuần sau sinh mới bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như đi bộ, những bài tập chân tay nhẹ nhàng. Cho trẻ bú càng sớm càng tốt Ngay khi có thể, hãy cho con bú. Bú sớm vừa có tác dụng kích thích tiết sữa vừa co hồi tử cung tốt, vừa tống được sản dịch ra sau mổ, vừa cung cấp miễn dịch cho trẻ sơ sinh trong 5 tuần đầu của cuộc sống. Với những người sinh mổ, việc cho con bú trong những ngày đầu sau sinh thực sự khó khăn vì những cơn đau do vết mổ gây ra. Lúc này, bạn cần sự trợ giúp của người thân. Nằm nghiêng về một bên mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Bế bé ở một bên tay bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nếu có thể ngồi dậy cho bé bú, bạn cũng nên chú ý để đầu bé hướng tới bầu vú và những cử động chân tay bé không chạm vào vết mổ. Chăm sóc vết khâu Khi vết thương bắt đầu lên da non, bạn cót hể xoa bóp thường xuyên các loại kem chỉ định giúp nhanh chóng liền da. Tránh phơi nắng vết sẹo nhiều giờ (khi đi tắm biển) trong vòng một năm sau khi sinh mổ. Vùng vết khâu rất nhạy cảm trong năm tháng đầu, do vậy càng chăm thực hiện các bài tập thích hợp, vết thương càng chóng khỏi. Một số bài tập giúp kích thích lưu thông máu trong tuần đầu sau mổ + Ngồi trên giường, hai chân luân phiên duỗi thẳng rồi lại gập lại, sau đó tập đồng thời cả hai chân, khoảng 20 lần. + Nằm duỗi trên giường, xoạc hai chân ra và làm 10 lần động tác quay mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ rồi quay chiều ngược lại. + Nằm duỗi thẳng trên giường, ép phần sau của đầu gối vào một cái nệm rồi lại thả lỏng (20 lần). Bài tập này có thể áp dụng cho đùi. + Nằm duỗi thẳng trên giường, đưa hai đầu gối lên gần ngực (bàn chân trượt nhẹ trên đệm để nâng cao chân nhẹ nhàng), sau đó cuộn phần xương chậu bằng cách nâng cao mông. Giữ tư thế này trong 4 giây rồi thả lỏng dần trong khi để chân trượt nhẹ trên đệm. + Khi chỉ khâu đã được cắt, nằm duỗi thẳng lưng, đưa dần đầu gối lên gần ngực sau đó từ từ thả lỏng đầu gối về vị trí cũ. Theo

Nguồn TTOL: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/suckhoe/410838/index.html