Những bài thuốc từ cây và quả chuối hột

Trong Y học cổ truyền, chuối hột là một cây thuốc quen thuộc, hầu như tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Quả chuối hột xanh được dùng chữa hắc lào: Lấy quả xanh còn ở trên cây, cắt đôi, hứng lấy nhựa, bôi hàng ngày vào chỗ hắc lào. Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với rau sống ăn với sứa, với gỏi cá giảm độ tanh và đề phòng tiêu chảy. Vỏ quả chuối hột: Phối hợp với một số vị thuốc khác có thể chữa đau bụng kinh, kiết lỵ. Để chữa đau bụng kinh, lấy 40g vỏ quả chuối hột, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột. Quế chi 4g, cam thảo 2g, tán bột. Trộn đều hai loại bột, luyện với mật làm viên, uống 2 -3 lần trong ngày với nước ấm. (Ảnh minh họa) Để chữa kiết lỵ, lấy 20g vỏ quả chuối hột, 20g rễ gai tầm xoong, 20g vỏ quả lựu, 20g rễ tầm xuân, 10g búp ổi, phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước uống. Củ chuối hột: Được dùng làm thuốc chữa cảm nắng, sốt cao, kiết lỵ ra máu và chống sảy thai. Lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống có thể chữa được cảm nắng, sốt cao, mê sảng. Dùng củ chuối hột kết hợp với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây tá mỗi thứ 4g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống cả một lần trong ngày để chữa kiết lỵ ra máu. Lấy củ chuối hột 12g, tầm gửi cây dây (tang ký sinh) 12g, rễ cỏ tranh 12g, thài lài tía 12g, sắc uống chữa ho ra máu. Hoặc lấy củ chuối hột, củ chuối rừng, rễ cây móc, mỗi thứ 15g thái nhỏ, sao vàng, sắc làm thuốc chống sảy thai. Thân non cây chuối hột: Cắt đoạn, nướng chín, ép lấy nước, thêm ít nước, ngậm chữa đau răng. Lá chuối hột: Phơi khô (10g), mốc cây cau (20g), tinh tre (20g). Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, sắc uống chữa băng huyết, nôn ra máu. Theo BS Hương Liên

Nguồn TTOL: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/suckhoe/393490/index.html