Nhìn lại 7 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số

Pháp lệnh Dân số (PLDS) đã được Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9-1-2003, Chủ tịch nước công bố ngày 22-1-2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2003. Để bảo đảm thi hành Pháp lệnh này, Nghị định hướng dẫn được Chính phủ ban hành từ ngày 16-9-2003. Như vậy, đã gần 7 năm đi vào đời sống.

Dự án PLDS được Chính phủ chỉ định soạn thảo từ năm 1999, sau hơn 20 lần biên soạn và chỉnh sửa cũng như tiếp thu ý kiến của nhiều chuyên gia, cuối cùng đã chính thức ra đời gồm 7 chương, 40 điều. Pháp lệnh Dân số là dấu mốc quan trọng Trong hơn 40 năm thực hiện công tác dân số, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ ở nước ta đã có những Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết chuyên đề về DS-KHHGĐ của Đảng, Nhà nước ban hành. Tuy vậy, PLDS là văn bản pháp lí cao nhất từ trước đến nay đề cập một cách toàn diện vấn đề dân số. Công tác dân số Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu to lớn. Năm 1999 Liên Hợp Quốc đã trao giải thưởng dân số cho nước ta. Công tác DS-KHHGĐ của nước ta đã đạt được thành công vượt bậc so với kế hoạch đề ra. Dự kiến nước ta sẽ đạt mức sinh thay thế (2 con/cặp vợ chồng) sớm hơn 10 năm so với mục tiêu của chiến lược DS-KHHGĐ đã dặt ra trước đây.. Mười năm đầu của thế kỉ 21, công tác DS - KHHGĐ ở nước ta vẫn chủ yếu tập trung cho mục đích giảm sinh, trong khi đó, vấn đề dân số không phải chỉ là KHHGĐ mà bao hàm cả mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, phân bổ dân cư, an sinh cho người cao tuổi, bảo đảm sự phát triển bền vững của dân số cả nước. Việc điều chỉnh quy mô và cơ cấu dân số của một quốc gia khoảng 90 triệu dân là chính sách lâu dài và phức tạp. Khám sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Ảnh: TL Trước đây, khi chưa có luật về dân số ở nhiều nơi, HĐND đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về DS-KHHGĐ, lấy vận động, thuyết phục và khen thưởng là chủ yếu. Dù điều kiện kinh tế còn nghèo, dân trí thấp, nhưng tỉ lệ sinh vẫn giảm. Tuy nhiên, nhiều địa phương khác lại áp dụng các biện pháp hành chính trong công tác dân số. Thực ra đây chỉ là các biện pháp giới hạn trong cán bộ, đảng viên. Dựa trên những kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết của BCH TW Đảng lần IV về DS-KHHGĐ và chiến lược DS-KHHGĐ giai đoạn 1993- 2000, nên từ năm 2001, Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã ra đời, đề cập các vấn đề dân số toàn diện hơn, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số lượng sang mục tiêu nâng cao chất lượng dân số. Cấm phổ biến, chẩn đoán giới tính thai nhi là phù hợp Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009 đã được công bố cho thấy, nước ta đang mất cân đối về giới tính trên phạm vi toàn quốc. Qua công tác điều tra nhân khẩu học cho thấy ở 16/64 tỉnh, thành có tỉ số giới tính khi sinh ở mức 115/100, (bé trai/ bé gái). Tỉ số giới tính tự nhiên cho phép là 106/100, tình trạng này đang xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước ... Bài học của nhiều nước, đặc biệt là ở Trung Quốc đã cho thấy những tác hại của sự mất cân bằng giới tính thông qua các biện pháp can thiệp của con người nhằm lựa chọn giới tính (chọn con trai). Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có hiện tượng xuất bản một số sách, báo, tạp chí có nội dung giới thiệu và phổ biến các biện pháp tạo giới tính thai nhi, mặc dù dư luận không đồng tình, nhưng chúng ta chưa có quy định pháp lí để xử lí vấn đề này. Do đó việc cấm tuyên truyền, phổ biến các phương pháp tạo giới tính thai nhi, nạo hút thai cũng đã được thể hiện rõ trong Pháp lệnh Dân số. Hạn chế số con của mỗi cặp vợ chồng Nội dung PLDS vẫn quy định việc tiếp tục thực hiện các biện pháp để hạn chế sự gia tăng dân số thông qua chương trình vận động KHHGĐ. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện những cam kết quốc tế mà nước ta đã kí kết từ năm 1994, PLDS phải có quy định quyền sinh sản, nhưng vẫn gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện quy mô gia đình ít con của mỗi cặp vợ chồng. Quy mô gia đình ít con đã được giải thích và quy định rõ trong điều 3 và điều 17 của Nghị định số 104/2003/ND-CP của Chính phủ. Từ trước đến nay, công tác DS-KHHGĐ luôn luôn được coi là một cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và cộng đồng thông qua các điều lệ, quy ước riêng của mình để vận động thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Cán bô,å công chức, đảng viên phải tuân theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức, Điều lệ Đảng. Còn người dân phải tuân theo các quy định trong Pháp lệnh và hương ước của địa phương Nguyễn Tấn Tuấn

Nguồn Báo Người cao tuổi: http://nguoicaotuoi.org.vn/story.aspx?id=4433&lang=vn&zone=10&zoneparent=0