Nhà máy Nokia tại Bắc Ninh: một cột mốc quan trọng

Trong nhiều năm, Việt Nam nổi tiếng là điểm đến của các nhà đầu tư dệt may, da giầy và đồ điện tử nhờ vào lực lượng lao động giá rẻ dồi dào. Nhưng hiện nay, Việt Nam đang nổi lên như một địa điểm hấp dẫn các nhà sản xuất cộng nghệ cao, với sự xuất hiện của Samsung Electronics, Intel và Nokia trong tương lai.

Nhà máy sản xuất Nokia đầu tiên tại Đông Nam Á Trong tháng 3 vừa qua, Nokia, nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới tuyên bố kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất tại Việt Nam, tiếp bước đối thủ Samsung Electronics. Kế hoạch này đã tăng cường vị thế của Việt Nam trên thị trường cung cấp thiết bị điện thoại di động trên toàn cầu. Trụ sở công ty ở Phần Lan đã kí một biên bản thỏa thuận sơ bộ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đầu tư xây dựng nhà máy trên lãnh thổ Việt Nam. Nokia công bố giá trị đầu tư ban đầu đạt khoảng 200 triệu Euro (tương đương 275 triệu USD), các khoản đầu tư về sau hứa hẹn sẽ còn lớn hơn. Một nguồn tin từ Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết Nokia và chính phủ Việt Nam đã đang thỏa thuận về các quyền lợi ưu tiên dành cho hãng khi đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Theo Nokia, Việt Nam có đủ hai điều kiện về vị trí và cơ sở hạ tầng đang phát triển, chính điều này đã góp phần vào quyết định của công ty. Nokia bắt đầu bán sản phẩm tại Việt Nam kể từ năm 1996. “Khi cần nhắc các lựa chọn cho việc đặt một nhà máy sản xuất mới, chúng tôi có đặt ra nhiều tiêu chí. Sau khi cân đo các tiêu chí này, chúng tôi đi đến một giải pháp cân đối nhất giữa các tiêu chí. Tất nhiên chúng tôi đã cân nhắc giữa nhiều quốc gia. Việt Nam có vị trí tốt và cơ sở vật chất đang phát triển nhanh chóng và ổn định nên đã trở thành một lựa chọn tốt cho Nokia,” ông Juha Putkiranta, phó chủ tịch Nokia Global cho biết. Nhà máy sản xuất mới của Nokia được đặt tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, tỉnh Bắc Ninh, khoảng 18 km về phía Bắc Hà Nội, có diện tích 80.000 mét vuông, bao gồm hai khu sản xuất linh kiện, hai kho hàng và hai kho vận chuyển. Nhà máy sản xuất của Nokia có thể bắt đầu được xây dựng vào tháng 6 và đi vào hoạt động từ quý IV năm 2012. Nhà máy mới này sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới sản xuất của Nokia, hiện đã bao gồm 10 nhà máy lớn tại 9 quốc gia. Dự kiến đến năm 2014 khi đi vào hoạt động hết công suất, nhà máy có thể sản xuất 45 triệu sản phẩm mỗi năm. Khoảng 95% sản phẩm sẽ được xuất khẩu. Quyết định đầu tư của Nokia làm tăng uy tín của Việt Nam như một trung tâm sản xuất đồ điện tử công nghệ cao tiếp theo tại châu Á. Quyết định đầu tư của Nokia, và trước đó là Samsung Electronics của Hàn Quốc, Foxcom của Đài Loan, đã đưa Việt Nam vào một vị trí quan trọng trong chuỗi cung cấp điện thoại di động toàn cầu. “Việc đầu tư này đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghệ công nghệ cao của Việt Nam và một lần nữa tăng cường vị thế của Việt Nam như một điểm đến quan trọng đối với các nhà sản xuất trên toàn cầu”, Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu. Chuyển hướng tới Việt Nam Hai năm trước, Samsung Electronics xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động trị giá 700 triệu USD tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, sản xuất 100 triệu sản phẩm mỗi năm. Nhà máy này áp dụng những công nghệ mới nhất do Samsung phát triển. Samsung cho biết 96 nhà sản xuất phụ kiện của nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam. Trong lúc đó, Samsung bắt đầu mở rộng đầu tư, xây dựng một khu liên hợp sản xuất lớn với nhiều mặt hàng khác nhau. Công ty Foxcom của Đài Loan cũng đã xin được giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động trị giá 250 triệu USD tại tỉnh Vĩnh Phúc, khoảng 50 km về phía Tây Bắc Hà Nội. Intel cũng chính thức hoạt động nhà máy sản xuất chip lớn nhất thế giới tại Thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái. “Rõ ràng việc đầu tư của các ông lớn đa quốc gia cho thấy Việt Nam sẽ là một điểm đến tốt cho đầu tư công nghệ cao”, Ông Nguyễn Mai, chủ tịch Hội các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đánh giá. Những trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài là thiếu nhân lực chất lượng cao và hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, những những vấn đề này sẽ sớm được giải quyết. Phát biểu tại Vietnam Business Summit tổ chức tại Hà Nội tháng này, Phó Chủ tịch nước Hoàng Trung Hải cho biết chính phủ sẽ tập trung vào việc tăng chất lượng lao động và hệ thống cơ sở vật chất để thỏa mãn các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế, các công ty xuyên quốc gia như Intel và Samsung cho biết cho đến lúc này họ khá hài lòng với chất lượng lao động. Nokia cũng tin tưởng vào thành công của hãng trong lần đầu tư này. “Tôi rất hào hứng với cơ hội này và với những hỗ trợ và cam kết mà phía Việt Nam đưa ra cho Nokia,” Ông Putkiranta, phó chủ tịch Nokia phát biểu. Và vì Việt Nam có một thị trường đang mở rộng và lực lượng lao động cao cấp, nhiều công ty đa quốc gia thậm chí quyết định đặt trụ sở nghiên cứu và phát triển để phát triển sản phẩm mới ngay tại Việt Nam, giúp Việt Nam thoát khỏi việc phụ thuộc vào việc chuyển việc ra các nước khác trong tương lai. Hewlett-Packard (HP), hãng công nghệ lớn nhất thế giới, hai tuần trước đã được cấp phép thiết lập trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Đông Nam Á. HP cho biết những trung tâm mới ở Việt Nam, cùng với những trung tâm ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ hỗ trợ phát triển dịch vụ và sản phẩm của hãng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. “HP hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995 và đang cân nhắc khả năng tăng cường đầu tư trước những yếu tố như nền kinh tế sôi động, lực lượng lao động tay nghề cao và vị trí chiến lược. Chúng tôi cũng đánh giá cao về chất lượng lao động trong nước,” Ông Clare Gayner, phụ trách truyền thông của HP tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Nhật Bản cho hay. Việc tăng cường đầu tư của HP vào khu vực kinh tế lớn nhất của Việt Nam phản ánh việc tăng cường chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Nokia và Samsung cũng cho biết họ sẽ phát triển trung tâm nghiên cứu & phát triển ngay tại Việt Nam. Ông Putkiranta cho biết thêm, “Ngoài việc xây dựng các nhà máy sản xuất, Nokia sẽ mang đến những cộng nghệ cao tới Việt Nam.” “Những động thai của các công ty nước ngoài như Nokia là điều mà chính phủ Việt Nam đã mong đợi trong thời gian dài. Nó phản ánh thực tế rằng những công ty lớn này đánh giá cao thị trường Việt Nam cũng như chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam,” Ông Nguyễn Mai phát biểu.

Nguồn Saga.vn: http://saga.vn/cohoigiaothuong/cohoidautu/23047.saga