Người dân nô nức đi xin chữ đầu năm

(HQ Online)- Ngày 10-2 (mùng 3 Tết), hàng dài người đã đổ về Văn Miếu – Quốc Tử Giám để xin chữ cầu may mắn, tài lộc trong năm mới.

Xin chữ đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống có từ lâu đời. Ảnh: Quang Tấn.

Với quan niệm “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, ngày 10-3 nhiều người dân đã đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám thắp hương cầu tài lộc và xin chữ cầu may.

Xin chữ đầu năm là một nét đẹp truyền thống của người dân cả nước đã có từ lâu. Người xin chữ quan niệm xin chữ là thể hiện sự coi trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin may mắn, tài lộc trong năm mới.

Theo quan niệm của các thế hệ đi trước không phải ai biết chữ cũng có thể cho chữ được. Người cho chữ phải hiểu chữ và hiểu cả người xin chữ. Đồng thời, người cho chữ phải là những thầy đồ có tầm kiến thức rộng, cốt cách được mọi người kính trọng.

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, hối hả, ngỡ rằng người ta sẽ quên mất những phong tục cũ, nhưng không khí nhộn nhịp tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngay từ những ngày đầu xuân là một minh chứng cho thấy những phong tục đẹp của cha ông ta xưa không thể bị lãng quên.

Phóng viên Báo Hải quan đã ghi nhận một số hình ảnh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám những ngày đầu năm mới.

Người dân xếp hàng dài mua giấy xin chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Năm nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám sắp xếp 7 bàn làm việc cho các thầy đồ, giá bán các loại giấy viết trung bình từ 50.000 - 130.000 đồng/tờ

Người dân thích thú xem lại chữ và phơi khô mực trên giấy

Bên cạnh việc xin chữ, nhiều người dân cũng đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám thắp hương, cầu may mắn, tài lộc

Người dân xin chữ tại Hồ Văn

Khách du lịch nước ngoài tìm hiểu về văn hóa xin chữ đầu năm của người Việt Nam

Nguồn Hải Quan: http://www.baohaiquan.vn/pages/nguoi-dan-no-nuc-di-xin-chu-dau-nam.aspx