Ngân hàng sẽ theo 'luật chơi' mới gì khi gia nhập TPP?

Ngày 4.2, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết tại New Zealand, kết thúc quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm. Việt Nam khi chấp nhận tham gia sân chơi lớn của TPP đồng nghĩa với việc sẽ tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của tổ chức này.

Đại diện các nước tham gia lễ ký kết TPP

Một trong những điểm đáng chú ý của TPP là các điều khoản VN buộc phải tuân theo trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Cụ thể, các nước thành viên TPP không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư của các nước thành viên Hiệp định TPP khác và nhà đầu tư trong nước.

Các nước thành viên TPP phải đối xử với nhà đầu tư của nước thành viên TPP khác không được kém ưu đãi hơn so với nhà đầu tư của các nước thành viên TPP còn lại cũng như nhà đầu tư của các nước ngoài TPP.Như vậy, trường hợp ta dành bất kì ưu đãi hơn cho một nhà đầu tư nàotrong hoặc ngoài TPP thì tất cảcác nước tham gia Hiệp định TPP cũng sẽ được hưởng mức ưu đãi đó.

Cần mở cửa thị trường đối với dịch vụ tài chính và đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tài chính thông qua việc yêu cầu nước thành viên TPP không được phép duy trì và áp dụng các biện pháp hạn chế thị trường. Cụ thể, các nước thành viên có nghĩa vụ không được áp dụng các biện pháp về (i) Hạn chế định lượng: Số lượng các tổ chức tài chính, Tổng giá trị các giao dịch và tài sản, Tổng số các hoạt động hoặc số lượng đầu ra, Tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng; (ii) Hạn chế hoặc có yêu cầu cụ thể về hình thức pháp lý.

Đồng thời, nước thành viên không được hạn chế khách hàng tiêu dùng dịch vụ tài chính được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ qua biên giới. Tuy vậy, nghĩa vụ này không đồng nghĩa với việc phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ qua biên giới được quyền thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc chào hàng trong lãnh thổ của nước thành viên TPP khác. Việc định nghĩa thế nào là thực hiện hoạt động kinh doanh và chào hàng sẽ do các nước tự định nghĩa nhưng ko được trái với các cam kết về CBT.

Các nước thành viên tham gia TPP không đặt ra các yêu cầu về quốc tịch đối với Nhân sự cao cấp; và không yêu cầu về số thành viên Hội đồng Quản trị (trên mức tối thiểu trong tổng số thành viên Hội đồng quản trị) phải có quốc tịch hay cư trú tại nước sở tại.

Ngoài việc điều chỉnh các nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến lĩnh vực dịch vụ tài chính.

TS Cấn Văn Lực cho biết “Khi tham gia TPP, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm và ngân hàng nước ngoài có quyền hoạt động ở thị trường Việt Nam như ở nước họ”.

Điểm yếu đầu tiên của các NH Việt Nam khi hội nhập chính là tiềm lực tài chính còn nhỏ bé. Đại diện của NHNN chi nhánh Hà Nội cho biết: “Hiện nay các NHTM Việt Nam hiện nay có tiềm lực tài chính rất khiêm tốn, chất lượng tài sản thấp và chưa hợp lý, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách xa so với trình độ của khu vực và thế giới, danh mục sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, sản phẩm dịch chưa cao, trình độ quản trị điều hành hoạt động của ngân hàng còn hạn chế”.

Mặc dù vốn điều lệ của các NHTM đã tăng trưởng mạnh. Tính đến tháng 8.2015, vốn điều lệ của các NH là từ khoảng 133 triệu USD đến khoảng 1,8 tỉ USD. Tuy nhiên, chẳng là gì nếu đem so sánh với vốn điều lệ trung bình của các NH nước ngoài như Ngân hàng Mitsubishi UFJ có vốn điều lệ lên tới 1770 tỉ USD.

Clip Top 10 sự kiện kinh tế của năm 2015

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/kinh-te/ngan-hang-se-theo-luat-choi-moi-gi-khi-gia-nhap-tpp-515659.bld