Nga bất lực với nạn sao chép tiêm kích của Trung Quốc

Nga đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, cả về kinh tế và công nghệ khi họ không thể ngăn chặn nạn sao chép công nghệ của Trung Quốc.

Nga không bán Su-35 vì sợ Trung Quốc sao chép.

(ĐVO) Nga luôn e ngại Trung Quốc sản xuất trái phép các máy bay chiến đấu của mình. Tuy nhiên, việc này đã được chứng minh là rất khó khăn, đặc biệt từ khi quan hệ giữa hai nước nồng ấm sau một thời kỳ đóng băng.

Đầu năm 2012, cũng vì lý do này mà thương vụ Su-35 trở nên u ám. (>> chi tiết ) . Trong khi tưởng chừng mọi việc trở nên "thuận buồm, xuôi gió" thì Trung Quốc lên tiếng phủ nhận việc mua các máy bay tiên tiến Su-35. Trở ngại chính trong thương vụ đối với Trung Quốc là điều khoản "cấm sao chép trái phép" mà Nga đưa ra.

Trung Quốc muốn mua máy bay Su-35, với số lượng ít (đủ để tháo lắp, mổ xẻ và nghiên cứu công nghệ còn Nga muốn bán với số lượng nhiều kèm điều kiện "không được sao chép".

Từ nhiều năm về trước, Trung Quốc đã sản xuất trái phép bản sao máy bay Su-27 của Nga với tên gọi J-11.

Không dừng lại ở đó, sau khi mua thêm được một số lượng các chiến đấu cơ Su-30MK2 biến thể hai chỗ ngồi, Trung Quốc tiếp tục thiết kế cho Hải quân của mình một bản sao máy bay tiêm kích bom hai chỗ ngồi J-16 (>> chi tiết ) .

Xa hơn nữa, một dự án chế tạo máy bay J-17 cùng với một biến thể trang bị trên tàu sân bay J-15 (>> chi tiết ) cũng được họ sao chép từ tiêm kích hạm Su-33 của Nga.

Trung Quốc luôn khẳng định rằng các máy bay này đều do họ tự thiết kế ra và chỉ mang một số đặc điểm giống với các máy bay chiến đấu Nga. Đáp lại, Nga dừng bán máy bay chiến đấu mới cho Trung Quốc nhưng vẫn bán động cơ phản lực cho các máy bay này.

Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thành công trong việc cố gắng sao chép những động cơ máy bay Nga. Doanh số xuất khẩu động cơ là quá hấp dẫn để không thể bỏ qua. Điều này giúp các nhà sản xuất động cơ Nga có chi phí cho các thiết kế mới.

J-11, sản phẩm sao chép đầu tay của Trung Quốc từ dòng máy bay Su-27.

J-11 và các biến thể mang màu sắc Trung Quốc

J-11 được đưa vào phục vụ trong năm 1998, nhưng việc sản xuất sao chép diễn ra rất chậm và chỉ có 100 chiếc máy bay như vậy được sản xuất.

Các quan chức Trung Quốc đã rất thất vọng với hiệu suất hoạt động của các thiết bị điện tử "lỗi thời" của Nga. Sau đó, họ đã chế tạo ít nhất 100 chiếc máy bay J-11A cho không quân của mình.

Sau đó, đến biến thể hiện đại hóa J-11B, máy bay này về cơ bản có kích thước và khả năng mang vũ khí không khác so với J-11A nhưng được trang bị radar quét điện tử chủ động (AESA) và được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ không - đối - đất, nhưng vẫn có thể tự vệ.

Trung Quốc đang phát triển một biến thể máy bay tiêm cường kích hai người ngồi (giống như F-15E của Mỹ) dựa trên J-11. Biến thể này được họ đặt tên là J-16, về cơ bản được phát triển lên từ J-11B với hai người ngồi.

Ngoài ra còn có thêm một biến thể tàng hình của J-11B (có thể là J-17). Dự kiến, máy bay sẽ được thiết kế với khoang vũ khí ở bên trong thân nhằm giảm mức độ tín hiệu phản xạ đối với sóng radar.

J-15 được Trung Quốc sao chép từ Su-33.

Trong 7 năm qua, Trung Quốc còn phát triển biến thể máy bay trang bị trên tàu sân bay dựa trên tiêm kích hạm Su-33 của Nga và đặt tên là J-15.

Nga đã từ chối bán biến thể máy bay này cho Trung Quốc khi họ biết Bắc Kinh đã sao chép bất hợp pháp Su-27 của họ và đặc biệt, điều kiện của thương vụ này cực kỳ có vấn đề. Cụ thể, Trung Quốc muốn mua Su-33 của Nga với số lượng hai chiếc để "đánh giá".

Tuy nhiên, Trung Quốc đã có được một máy bay Su-33 mua từ Unkraine. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, họ (Unkraine) đã có được một số lượng máy bay này. Người Nga không hài lòng với hành động của Unkraine, nhưng họ không thể làm cách nào để ngăn cản được thỏa thuận đó.

Khi những hình ảnh của J-15 công khai các chuyên gia hàng không Nga công khai "chế nhạo" máy bay này (J-15) và đặt ra nhiều nghi ngờ vào khả năng của các kỹ sư Trung Quốc trong việc mở rộng các tính năng chính của máy bay nguyên bản Su-33.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong việc sao chép công nghệ quân sự nước ngoài. Do đó, J-15 cũng có thể được chế tạo ít nhất là tốt ngang bằng so với Su-33.

Phạm Thái (theo Strategy Page)

Nguồn Đất Việt: http://quocphong.baodatviet.vn/home/qpcn/nga-bat-luc-voi-nan-sao-chep-tiem-kich-cua-trung-quoc/20126/219308.datviet